Ngoài việc, cây trúc quân tử để trang trí nhà, nó còn có ý nghĩa trong phong thủy, mang lại may mắn. Để có những bụi cây trúc quân tử đẹp, bạn cần tìm hiểu cách trồng và chăm sóc để cây có điều kiện, phát triển tốt nhất. Cùng Đồ Cúng Thiên Phúc tìm hiểu ý nghĩa và cách trồng trúc quân tử chuẩn để rước hên vào nhà nhé!
Trúc quân tử là cây gì?
Cây trúc quân tử có tên khoa học là Bambusa multiplex, thuộc họ Poaceae Poaceae, tên gọi khác là tre hàng rào, thuộc họ trúc đào và có nguồn gốc từ Trung Quốc, Nepal.
Chiều cao của trúc quân tử từ 1.5 đến 3 mét, tốc độ sinh trưởng trung bình và thuộc dạng mọc thưa theo bụi. Thân cây có màu xanh vàng, thân nhỏ có nhiều đốt nhỏ giống cây tre.
Cây trúc quân tử rất khó để ra hoa, hoa của cây có dạng cụm và có khả năng tự thụ phấn.
Lá trúc quân tử rất giống lá tre nhưng kích thước nhỏ hơn và có dạng nhọn dài.
Trúc quân tử là cây ưa sáng, phù hợp trồng ở nhiều loại đất, tuổi thọ trung bình của cây từ 3 đến 5 năm.
Ý nghĩa trúc quân tử trong phong thủy
Trúc quân tử đúng như tên gọi của mình, trúc mang ý nghĩa là mọc thẳng, quân tử theo Nho giáo thì là người am hiểu ngũ thường (nhân-lễ-nghĩa-chí-tín) do đó, nó còn mang ý nghĩa như:
- Trúc quân tử tượng trưng cho lòng chính nghĩa, thẳng thắn vì dáng đứng ngay thẳng của chúng.
- Trúc quân tử mang đến những điều may mắn và làm ăn phát tài.
- Trúc quân tử đại diện sự tinh thông, dễ dàng vượt qua thử thách trong cuộc sống.
- Trúc quân tử mang ý nghĩa giải tỏa những điều xấu và mang lại may mắn.
- Cây còn tượng trưng cho ý chí mạnh mẽ, không chùn bước trong khó khăn.
- Cây mang lại may mắn trong thi cử và giúp chống lại đối thủ.
Cây trúc quân tử hợp với tuổi gì, mệnh gì?
Cây trúc quân tử phù hợp với tất cả tuổi và mệnh bởi loài cây này tượng trưng cho sự thẳng thắn, chính nghĩa và sẽ mang nhiều tài lộc về cho bạn.
Cách trồng và chăm sóc trúc quân tử
Bạn cần chuẩn bị đất trồng, khu vực trồng, giống cây trúc quân tử và học các kỹ năng trồng và chăm sóc cây như: Tưới nước, phân bón, nhiệt độ, ánh sáng,…
Cách trồng và chăm sóc trúc quân tử khá đơn giản vì cây sinh trưởng khá tốt và không cần chăm sóc quá nhiều.
Cách trồng cây trúc quân tử
Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị loại đất trồng, ưu tiên những loại đất có độ mùn cao, độ dinh dưỡng từ 60- 80%, độ ẩm trong đất trên 70%, có các lỗ thoát nước. Bạn có thể trồng trong chậu hoặc trong vườn.
Tiếp theo, bạn cần trộn thêm vào đất các thành phần dinh dưỡng cho cây như: Xơ dừa, tro, phân chuồng và một ít vôi bột để khử độ chua cho đất. Bạn nên ủ hỗn hợp trên trong khoảng 2 tuần.
Cuối cùng là chọn phương pháp để trồng cây. Có 2 phương pháp là tách bụi và gieo hạt. Phương pháp tách bụi phổ biến hơn vì mang lại hiệu suất cao, ít tốn công sức hơn. Bạn sẽ chọn một bụi cây mẹ khỏe mạnh, có khoảng 2- 3 cụm cây con để tách bụi. Sau đó, bạn nên trồng ngay vào đất và tưới nước cho cây.
Cách chăm sóc cây trúc quân tử
Tưới nước: Cây không chịu được ngập úng nên bạn cần chú ý đến lượng nước tưới mỗi ngày. Có thể tưới 2 ngày 1 lần khi cây đã lớn. Và khi thấy lá cây xoắn lại do thời tiết nóng thì bạn nên tưới nhiều nước cho cây một chút.
Ánh sáng: Trồng cây ở nơi không quá nắng, tốt nhất là chỗ thoáng mát. Nếu trồng trong chậu thì bạn nên cho cây ra phơi nắng sớm mỗi tuần một lần.
Dinh dưỡng: Hãy đảm bảo tưới đủ nước và bạn có thể bón phân định kỳ 3 tháng 1 lần để cây sinh trưởng tốt hơn.
Nhiệt độ: Cây sinh trưởng tốt trong nhiệt độ từ 20- 28 độ C.
Diệt sâu bệnh: Thường xuyên kiểm tra các bụi cây để phát hiện kịp thời các loại sâu bệnh và mua các loại thuốc trừ sâu.
Tỉa cây: Bạn nên cắt tỉa cây định kỳ để tránh bụi quá rậm rạp và tạo điều kiện cho sâu bệnh, côn trùng sinh sống.
Vị trí trồng mang lại may mắn cho gia chủ
Cây trúc quân tử là ưa ánh sáng vừa phải. Bạn có thể trồng nó ở trong nhà hay ngoài trời tùy thích. Song nếu được trồng ngoài trời, thì cây sẽ cao lớn và ra hoa đẹp hơn.
Nếu bạn trồng cây trúc quân tử trong nhà (để làm cảnh), thì nên tạo ánh sáng nhân tạo cho nó. Việc chiếu đèn vào bụi trúc nhằm 2 mục đích:
- Thứ nhất là tăng tính thẩm mỹ cho tiểu cảnh
- Thứ hai là kích thích cây phát triển tốt hơn
Đồ Cúng Thiên Phúc