Với mong muốn mời ông bà, tổ tiên của mình về nhà đón Tết cùng con cháu cho sum vầy, đầm ấm thì thực hiện văn khấn là điều không thể thiếu vào ngày cuối năm. Nhưng bài văn khấn chuẩn sẽ như thế nào? Cùng Đồ Cúng Thiên Phúc tìm hiểu bài văn khấn chuẩn để thực hiện nhé!
Văn khấn đón tổ tiên về ăn Tết đọc khi nào?
Theo phong tục người Việt, vào bữa cơm chiều cuối cùng của năm, các gia đình sẽ bắt đầu làm mâm cỗ cúng tất niên để thể hiện sự sum họp, ấm no của gia đình, cùng với đó là mời gọi ông bà, tổ tiên về nhà ăn Tết.
Mâm cỗ cúng thường được đặt ở một cái bàn con bên dưới, còn trên bàn thờ chính chỉ để hoa tươi, mâm ngũ quả, một ít tiền vàng mã mang tính tượng trưng.
Sau khi chuẩn bị mâm cơm cúng, gia chủ sẽ thắp hương và đọc văn khấn gia tiên, rồi các thành viên khác làm lễ vái. Trong các tài liệu ghi chép hiện nay, vẫn còn lưu truyền lại một số bài văn khấn tổ tiên chuẩn nhất để người Việt có thể sử dụng trong bữa cơm tất niên này.
Văn khấn rước ông bà tổ tiên chuẩn nhất
Bài 1: Trích từ Văn khấn cổ truyền Việt Nam – NXB Văn hóa – Thông tin
Bài 2: Dành cho gia đình, hộ kinh doanh cúng Gia Thần ngày tất niên
Một số gia đình, hộ kinh doanh vào ngày 30 Tết, ngoài việc cúng gia tiên còn làm lễ cúng Gia Thần để tạ chỗ “Đất đai” sau một năm làm ăn.
Lễ cúng thường là lễ mặn hoặc chay, các lễ vật chuẩn bị thường là xôi, chè, hương, hoa, trầu câu, ngũ quả, tiền vàng, trà rượu,… được đặt tại sân hoặc hiên nhà, sau đó cúng lạy ra phía trước nhà.
Ý nghĩa đón ông bà tổ tiên về nhà ăn Tết
Thờ cúng đón ông bà tổ tiên không chỉ là tập tục truyền thống mà còn là nét đẹp văn hóa đặc trưng của người Việt. Ý nghĩa của việc này là thể hiện lòng biết ơn, tưởng nhớ của thế hệ mai sau đối với công lao của ông bà, tổ tiên đã khuất và những người thân trong gia đình. Vì vậy, nghi lễ này thường được chủ nhà tổ chức vào ngày cuối cùng của mỗi năm (năm nào đủ là ngày 30 Tết, năm thiếu là ngày 29 Tết).