Nhiều năm trở lại đây người dân ở miền Tây thường lấy quả dư để chưng mâm ngũ quả với mong muốn là “dư dả”, có nhiều của cải. Trái dư có kích thước nhỏ hơn nắm bàn tay, có màu vàng đậm và bóng bẩy. Hơn hết là chúng chưng được rất lâu lên đến 5-7 ngày, thậm chí 10 ngày vẫn đẹp. Tuy nhiên theo nhiều chuyên gia, loại trái này có khả năng gây độc chết người. Vậy thực hư về loại trái này là như thế nào, cùng Đồ Cúng Thiên Phúc tìm hiểu nhé!
Trái dư là trái gì?
Trái dư có tên gọi là cà vú bò, cà vú, trái đầu bò,… hay tên khoa học là Solanum Mammosum. Loại quả này thuộc loài thực vật có hoa trong họ nhà cà. Trái dư nhỏ và cứng, nó cao khoảng 1,5m với lông dày và dài quanh thân. Phiến lá to và dài cỡ 10 – 15 cm. Mỗi cành có thể có 3 – 4 quả.
Ở Việt Nam thì người ta thường thấy trái dư ở các tỉnh miền Tây. Hoặc bạn cũng có thể tìm thấy ở Đà Lạt hoặc một số tỉnh phía Bắc như: Cao Bằng, Lạng Sơn, Phú Thọ,…Công dụng chính của trái dư là để sát khuẩn, giảm đau, tiêu viêm, tan máu bầm, viêm hạch bạch huyết và mọc mụn ở nách, dùng nước ép quả làm chất tẩy, đuổi côn trùng
Trái dư ăn được không?
Theo trang Missouri Botanical Garden đây là loại quả có độc dược, chứa các chất solanine và scopolamine với nồng độ cao nên độc tính cao.
Cùng với chất độc atropine và hyoscyamine gây cho bạn ảo giác và liệt cơ. Chính vì độc tính cao vậy nên chỉ cần 2 quả là người lớn đã bị tử vong rồi.
Tuy nhiên loại quả này cũng có công dụng là dùng ngoài da để sát khuẩn, giảm đau, tiêu viêm hoặc ép quả ra để làm chất tẩy hay là đuổi côn trùng.
Chung quy lại, mặc dù đây là loại quả được nhiều người sử dụng để chưng mâm ngũ quả nhưng nó là một loại quả độc nên bạn phải cẩn thận, đặc biệt là đối với trẻ em. Thế nên, bạn có thể cúng quả dư nhưng cần nhắc nhở mọi người trong gia đình nhé.
Trái dư được dùng làm thuốc như thế nào?
Cây dư là một loại thực vật có độc, có thể gây chết người. Tuy nhiên, trái dư có thể trở thành một vị thuốc nếu được dùng đúng cách.
Trong y học cổ truyền, cả cây dư đều có thể bào chế thành thuốc bôi da dùng để sát khuẩn. Ngoài ra, trái dư cũng có thể dùng như thuốc an thần (chỉ dùng liều ít và phải cẩn thận với độc tính của nó).
Theo các mẹo dân gian Trung Quốc, bạn có thể bổ đôi trái dư, hơ qua lửa tới khi trái dư hơi nóng thì đắp lên da. Mẹo này có tác dụng giảm đau nhức, tiêu viêm, giảm bầm,…Ngoài ra, thân cây dư cũng là một vị thuốc có tác dụng chữa tràng nhạc, đau vùng tâm vị.
Vì lo ngại độc tính của cây dư nên các bài thuốc dùng cây dư không phổ biến, đa số dùng cây dư để diệt côn trùng và động vật thân mềm.
Xem thêm:
>> Cách trưng mâm ngũ quả đẹp ngày Tết luôn may mắn
>> Ý nghĩa màu sắc của mâm ngũ quả ngày Tết
>> Tất tần cách chọn trái cây chưng mâm ngũ quả ngày Tết