Đồ Cúng Thiên Phúc sẽ chỉ ra nguyên tắc bảo quản thức ăn thừa sau.
Bánh chưng
Nếu bánh còn nguyên thì bạn chỉ cần để nơi thoáng mát, sạch sẽ hoặc có thể treo bánh ở nơi thoáng mát (bánh giữ được lâu hay không là nhờ vào quá trình ép, ép bánh càng chặt thì bánh ngon càng lâu). Nếu bánh ăn dở bạn cần để nơi thoáng mát trong vòng 2 tiếng (nhớ bọc màng thực phẩm), nếu vẫn ăn chưa hết thì bạn nên cất giữ trong ngăn mát tủ lạnh (nhớ để riêng biệt với những thực phẩm tươi sống).
Các loại mứt
Các loại mứt và trái cây khô thường chứa nhiều đường, do đó nó dễ chảy nước làm mất ngon và dễ bị mốc. Muốn bảo quản và dùng được lâu, mỗi lần ăn xong bạn nên để vào lọ thủy tinh và đậy nắp thật kín. Khi ăn nên lấy ra một ít, không nên đổ thứ đã ăn thừa vào lọ để tiếp tục dùng. Các loại mứt không nên cất giữ vào tủ lạnh, vì khi bỏ ra ngoài rất dễ hút ẩm, tạo điều kiện để nấm mốc phát triển.
Dưa hành, củ kiệu
Đối với những món dưa muối, khi ăn chỉ nên lấy một lượng vừa phải. Nếu không dùng hết thì cất vào tủ lạnh và ăn liền trong ngày, tuyệt đối không nên đổ lại vào trong hũ dưa hành, củ kiệu. Bởi nó sẽ khiến nước kiệu, hành nhanh chua và không bảo quản được lâu.
Giò chả
Để bảo quản giò chả cần bỏ hết lớp vỏ được gói bên ngoài. Nên đậy bằng rổ có chứa lỗ thoáng nhưng tránh hơi gió. Cách tốt nhất là dùng giò chả trong vòng 2 ngày, nếu chưa ăn kịp thì nên luộc lại.
Thịt kho, cá kho
Cần nấu thật kỹ cá hoặc thịt, khi nhấc xuống bếp chỉ để ở một nơi cố định, tránh lắc mạnh. Nếu ăn còn thừa bạn có thể cất vào tủ lạnh (lưu ý cần để thức ăn thật nguội), ăn trong ngày. Trước khi ăn cần hâm lại thật kỹ để trong và ngoài đều chín, trường hợp ít nước thì bạn có thể cho thêm nước rồi hâm nóng thức ăn.
Xem thêm: Có thể hâm nóng thức ăn thừa bao nhiêu lần?
Ngoài ra, không nên để thực phẩm sống gần chín. Cần bảo quản thực phẩm trong hộp đựng riêng, đậy nắp kín. Để đảm bảo sức khỏe cho mình và cả gia đình, mọi người cần nắm rõ cách bảo quản thức ăn thừa để có những ngày Tết trọn vẹn.
Nguồn tham khảo: cafebiz.vn