Trong phong tục thờ cúng Tổ Tiên thì lễ cúng vong linh người đã khuất vào các kỳ giỗ: ông, bà, bố, mẹ, chồng (vợ) là quan trọng nhất
Cúng giỗ gia tiên thể hiện đạo hiếu, thể hiện tấm lòng thủy chung thương tiếc của người đang sống với người đãkhuất. Nên vào ngày giỗ của Tổ Tiên, nhà giàu thì có tổ chức cúng lễ linh đìnhmời họ mạc gần xa, anh em bằng hữu về dự, còn nhà nghèo túng thì bát cơn, quả trứng, đĩa muối, lưng canh với ba nén nhang, cây đèn dầu cúng người đã khuất.
Theo tục xưa:
Nếu bố đã chết thì hải khấn là: Hiển khảo
Nếu mẹ đã chết thì phải khấn là: Hiển tỷ
Nếu ông đã chết thì hải khấn là: Tổ khảo
Nếu bà đã chết thì phải khấn là: Tổ tỷ
Nếu cụ ông đã chết thì hải khấn là: Tằng Tổ Khảo
Nếu cụ bà đã chết thì phải khấn là: Tằng Tổ Tỷ
Nếu anh em đã chết thì hải khấn là: Thệ huynh, Thệ đệ
Nếu chị em đã chết thì phải khấn là: Thể tỵ, Thể muội
Nếu cô dì chú bác đã chết thì hải khấn là: Bá thúc Cô Di, Tỷ Muội
Hoặc khấn chung là Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ nội ngoại Gia Tiên.
Vài điều cần lưu ý khi cúng giỗ Tổ Tiên
Đối với ngày giỗ của ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng (còn gọi là giỗ trọng) thì ngày hôm trước ngày giỗ cần phải có cúng cáo giỗ. Ngày hôm cúng cáo giỗ còn gọi là ngày tiên thường.
Cúng cáo giỗ là để báo cho người đã khuất biết ngày hôm sau về hưởng giỗ, đồng thời là để báo với Thần linh, Thổ Địa nơi để mộ người đã khuất cũng như Công Thần Thổ Địa tại gia cho phép hương hông người đã khuất được về hưởng giỗ. Cúng cáo giỗ bao gồm cúng tại gia và cúng ngoài mộ. Trong cúng cáo giỗ phải cúng Công Thần Thổ Địa trước, cúng Gia tiên sau. Ngoài việc khấn mời vong linh người được giỗ ngày hôm sau, còn phải khấn mời vong linh hương hồn Gia tiên nội ngoại cùng về dự giỗ. Nhân dịp cúng
giỗ ngoài mộ cần đắp sửa lại mộ phần.
Trong cúng giỗ đúng vào ngày mất của người được hưởng giỗ cần phải cúng mời người được hưởng giỗ trước, sau đó mới đến vong linh hai họ nội, ngoại từ bậc cao nhất trở xuống và cuối cùng là cáo thỉnh gia thần cùng dự tiệc giỗ.