Xôi ngũ sắc là tinh hoa ẩm thực của Việt Nam, không những với hương vị thơm mùi nếp mà còn là một bữa tiệc sắc màu ngũ hành trên những mâm cơm. Hôm nay hãy cùng Đồ Cúng Thiên Phúc chế biến món xôi truyền thống nhé.
Chuẩn bị
6 – 8 tiếngChế biến
60 phútDành cho
3 – 4 người
Nguyên liệu nấu xôi ngũ sắc truyền thống
- 1kg gạo nếp bắc
- 250g lá cẩm tươi
- 250g lá dứa
- 4 hột gấc
- 20g mè rang
- 20g đậu phộng rang
- 10ml rượu trắng
- 200ml nước cốt dừa
- 20g bột nghệ tươi
- Gia vị: Đường, muối
Cách nấu xôi ngũ sắc truyền thống
Bước 1 Pha màu nước
Màu tím: Lá cẩm mua về rửa sạch, cắt nhỏ và bỏ vào nồi. Đổ nước bằng 1/2 thể tích của lá để màu được đậm hơn. Bắc nồi lên bếp và nấu nước lá cẩm trong khoảng 15 – 20 phút để lá cẩm ra hết màu. Đổ nước lá cẩm qua rây lọc để chắt nước.
Màu xanh: Lá dứa cắt thành những khúc nhỏ và thêm vào nửa chén nước. Sử dụng máy xay sinh tố để xay nhuyễn, sau khi xay xong sẽ lọc nước cốt lá dứa và bỏ phần bã.
Màu gấc: Bạn nạo hột gấc ra và đổ vào gấc 1 muỗng rượu trắng. Dùng tay bóp cho màu gấc được tan đều.
Bước 2 Pha muối mè
Cho 3 muỗng mè rang, 3 muỗng đậu phộng rang vào chén và dùng chày dã dập hỗn hợp. Thêm vào 3 muỗng đường, 1 muỗng muối và trộn đều hỗn hợp muối mè.
Bước 3 Ngâm gạo nếp
Vo sạch 1kg nếp bắc và chia gạo ra 5 phần bằng nhau để tạo thành 5 màu xôi khác nhau. Sử dụng 2 trong 5 phần để tạo màu trắng và màu gấc rồi đem ngâm với nước. Đổ nước lã ngập mặt nếp.
Để tạo màu vàng cho xôi, cho 1 muỗng bột nghệ tươi và đổ nước ngập mặt nếp để ngâm. Lần lượt thêm nước cốt lá dứa và nước lá cẩm vào ngâm để tạo màu xanh và tím cho xôi. Ngâm nếp trong ít nhất 5 tiếng đồng hồ hoặc có thể ngâm qua đêm cho hạt nếp nở ra.Tiếp đó, bạn vớt gạo ra và để ráo.
Đổ hỗn hợp màu gấc vào nếp đã ngâm và bóp cho màu gấc đều với nếp.
Nêm vào mỗi màu xôi ½ muỗng muối ăn và trộn đều.
Bước 4 Hấp xôi ngũ sắc
Đổ lần lượt các màu xôi vào xửng hấp và không trộn lẫn các màu xôi với nhau. Hấp xôi trong vòng 20 phút.
Bạn cho vào tô 200ml nước cốt dừa, 5 muỗng đường và trộn đều. Khi xôi đã nở mềm thì bạn rưới đều nước cốt dừa lên bề mặt của xôi.
Khi xôi đã nở đều, hạt xôi mềm thì bạn có thể múc xôi ra và thưởng thức.
Bước 5 Thành phẩm
Món xôi ngũ sắc có hương thơm của nếp, màu sắc bắt mắt và vị béo ngậy của nước cốt dừa, vị dẻo của xôi và muối mè ăn kèm sẽ rất hấp dẫn.
Thưởng thức
Bạn có thể ăn xôi ngũ sắc chung với muối mè, đậu phộng rang hoặc dùng ăn chung với các món kho như thịt kho hay gà kho cũng cực kỳ ngon và chất lượng đấy nhé!
Đồ Cúng Thiên Phúc