Đối với người dân Việt Nam việc thả cá chép vào ngày ông Công ông Táo về trời là phong tục không thể bỏ qua. Vậy bạn có thắc mắc việc chọn mua cá chép hay thả cá chép như thế nào là đúng cách không? Hãy cùng Đồ Cúng Thiên Phúc tìm hiểu thêm nhé!
Theo quan niệm dân gian Việt Nam, vào ngày cúng ông Công ông Táo gia đình nào cũng cúng cá chép tượng trưng cho phương tiện để ông Công ông Táo cưỡi về trời. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách chọn và thả cá chép đúng cách, hãy tham khảo bài viết này để biết thêm các mẹo chọn mua cá chép và cách thả cá chép đúng cách.
Cách chọn mua cá chép
Cá chép là một phương tiện chính để giúp Táo Quân có thể “vượt Vũ Môn hóa rồng”, chính vì vậy việc chọn mua cá chép là vô cùng quan trọng. Những con cá chép được dâng lên Táo Quân phải là những con cá chép có màu đỏ, to khỏe mạnh, không bị trầy xước trên thân cá và vảy cá nguyên vẹn không bị tróc.
Khi chọn cá chép để biết chú cá có khỏe mạnh hay không bạn có thể kiểm tra phần mang của cá. Nếu mang cá có màu đỏ tươi có nghĩa cá đang ở trạng thái khỏe mạnh, nếu mang cá có màu đỏ thâm thì cá đã yếu và dễ chết. Ngoài ra, khi chạm vào mặt nước thấy cá bơi nhanh quẫy mạnh thì càng chứng tỏ đây là chú cá chép khỏe mạnh.
Sau khi đã mua cá chép về nhà, bạn nên cho cá vào thau nước sạch với ít rong để cá thích nghi. Bạn nên sử dụng nước sông hồ, nước giếng vì nước máy thường có nhiều clo sẽ làm chết cá.
Cách thả cá chép phóng sinh
Thời gian thả cá chép
Theo quan niệm của dân gian cá chép nên được thả trước giờ Ngọ – 12h trưa ngày 23 tháng Chạp để cá kịp thời gian chạy lên thiên đình. Do đó ngay từ tối ngày 22 đến sáng ngày 23 đã có nhiều người đổ xô đi thả cá.
Cách thả cá chép đúng phong tục
Vậy việc thả cá chép như thế nào để tỏ lòng thành kính và đúng với phong tục tập quán của người dân Việt Nam? Bạn nên chọn địa điểm thả cá chép phóng sinh được cho phép, khi mang cá chép đến nơi thả bạn nên đựng cá trong thau hoặc túi bóng và đến thành ao, hồ nước sạch, không gian rộng không ô nhiễm.
Lúc thả cá bạn nên đến gần sát mép hồ nhẹ nhàng nghiêng thau, túi để cá từ từ bơi ra dòng nước. Không nên đổ cá từ độ cao xuống sẽ khiến cá dập bụng, dập phổi chết và nên tháo túi bóng trước khi thả việc thả cá cùng túi bóng vừa ô nhiễm môi trường, vừa gây hại đến cá khi chúng không thể tự thoát ra được.
Ý nghĩa của việc thả cá chép ngày 23 tháng chạp
Cứ đến ngày 23 tháng chạp hàng năm, mỗi gia đình sẽ chuẩn bị lễ vật và làm mâm cơm cúng đưa ông Táo về chầu trời. Trong đó, cá chép chính là lễ vật không thể thiếu. Trong ngày 23 này, Táo quân sẽ cưỡi cá chép bay về trời để báo cáo công việc, cách cư xử của gia đình trong suốt 1 năm vừa qua.
Lý giải về việc vì sao cá chép được dùng làm lễ vật để đưa Táo quân chầu trời, t Cá chép là một trong ba Tam sinh, là vật tượng trưng cho tài lộc, phú quý và sung túc. Từ đó, truyền thống thả cá chép ngày này để cầu mong vận may, tài lộc đến gia đình.
Bên cạnh đó, việc thả cá chép còn mang ngụ ý ‘cá hóa long’ – tức cá chép vũ môn hóa rồng. Bởi vì rồng là loài vật linh thiên, có nhiều ý nghĩa tâm linh và rất có lợi cho nông dân. Cùng với đó, việc cá vũ môn hóa rồng còn tượng trưng cho sự kiên trì, vượt khó để thành công.
Có thể bạn quan tâm:
- Lễ cúng đưa ông Công ông Táo về trời chuẩn 2022 cần những gì?
- Bộ vàng mã cúng ông Công ông Táo gồm những gì?
- Văn khấn ông Công ông Táo đúng và chuẩn nhất
Đồ Cúng Thiên Phúc