Màu xanh dương cùng với đỏ và vàng là 3 màu cơ bản để có thể pha lên nhiều màu sắc khác. Chúng cũng cực kỳ phù hợp cho cả nam và nữ lại hài hoà, dễ chịu nên đây là một trong những màu sắc được nhiều người yêu thích. Cùng Đồ Cúng Thiên Phúc khám phá những điều thú vị về màu xanh dương qua bài viết sau đây nhé!
Tìm hiểu về màu xanh dương
Định nghĩa màu xanh dương
Xanh dương là một trong ba màu cơ bản cùng với màu vàng và đỏ. Màu xanh dương còn được gọi là màu xanh lam hoặc màu xanh nước biển. Tên tiếng anh của nó là “blue”. Đây là một màu nó có nhiều sắc thái khác nhau như màu xanh dương đậm, màu xanh dương nhạt hoặc màu xanh da trời.
Một điểm thú vị của màu sắc này là được khúc xạ bởi mắt người. Khi nhìn vào một không gian hoặc vật thể có màu sắc xanh dương thì chúng sẽ có cảm giác xa hơn, nhỏ hơn và sâu hơn so với các màu sắc khác có đặc điểm tương tự.
Nguồn gốc màu xanh dương
Năm 1858, học giả William Gladstone, người sau này trở thành Thủ tướng Anh, đã nhận thấy điều kỳ lạ về lai lịch của màu xanh trong lịch sử phát triển các nền văn minh. Ông đã chỉ ra các văn bản Hy Lạp cổ đại chưa từng xuất hiện từ chỉ màu xanh.
Sau đó, nhà triết học Lazarus Geiger cũng chứng minh điều tương tự ở hầu hết nền văn hoá của nhân loại thời đó, khi văn học, Kinh thánh, truyện cổ tích từ Trung Quốc đến Do Thái đều không có sự tồn tại của “màu xanh dương”. Điều này khiến xanh dương trở thành màu sắc có câu chuyện đặc biệt hơn tất cả màu cơ bản mà con người có thể nhìn thấy.
Ai Cập cổ đại là nền văn minh duy nhất gọi tên, hiểu sự sang trọng và tính thẩm mỹ cao của màu sắc này. Họ bị quyến rũ bởi màu xanh từ đá Lapis Lazuli, dùng chất liệu này để làm trang sức sang trọng. Sắc xanh dương trở thành biểu tượng của sự giàu có, được sử dụng trong chế tác trang sức cho giới quý tộc, hoàng gia.
Vào thời Phục Hưng, những phụ kiện là biểu tượng một thời được nghiền ra để làm thứ bột màu đắt đỏ bậc nhất. Từ đây, màu sắc này cũng đi vào lịch sử hội hoạ với những hoạ sĩ lnổi tiếng như Renoir, Van Gogh.
Trở lại Hy Lạp, nơi từng không thể gọi tên màu biển cả, bầu trời giờ đây lại đắm mình trong sắc xanh dương ấy. Ở đó, màu xanh dương xuất hiện đầy cuốn hút, tạo nên nét đặc trưng cho vùng Địa Trung Hải. Sắc màu này đã mê hoặc biết bao người đến Santorini, để được đứng giữa những bậc thang bên bờ vịnh, tận hưởng cái xanh ngắt thăm thẳm của biển trời và thả hồn vào những ô cửa sổ điểm thêm bụi hoa giấy lãng mạn.
Ý nghĩa của màu xanh dương
Ý nghĩa của màu xanh dương trong tình yêu
Những người yêu màu xanh dương là những người có tâm hồn nghệ sĩ, tinh tế và nhạy cảm. Những người này xem tình yêu là một phần không thể thiếu trong cuộc sống, chúng là biểu hiện của sự nhẹ nhàng, thuần khiết và xúc cảm.
- Xanh dương đậm: Sự tin tưởng, sự thông minh, phẩm giá.
- Xanh dương sáng: Trong sáng, mạnh mẽ, độc lập, mát mẻ (ý nghĩa của màu này tới từ màu xanh của nước biển, một vài trong số đó thì hữu hình hơn).
- Xanh da trời (light/sky blue): Hoà bình, thanh thảnh, thanh cao, tin thần, bao la (ý nghĩa tới từ màu xanh của bầu trời).
- Phần lớn màu xanh dương đem lại cảm giác tin tưởng, thấu hiểu, trung thành, sáng sủa. Ngược lại, màu xanh cũng có ý nghĩa là màu trầm cảm trong văn hoá Mỹ.
Ý nghĩa của màu xanh dương trong thiết kế
Màu xanh dương được yêu thích vì thế bạn sẽ ít bị từ chối nếu sử dụng màu này. Hơn nữa, sử dụng màu xanh dương làm nổi bật thiết kế của bạn và sự kết hợp của nó với màu khác khiến thiết kế thêm sáng tạo. Màu xanh dương cũng là tông màu được nhiều stylist sử dụng nhất, chính vì vậy bạn có thể bắt gặp tông màu này ở mọi nơi.
Không quá sặc sỡ nhưng vẫn đủ bắt mắt, gam màu được “cưng chiều” nhất bởi vẻ thanh nhã, mát vẻ và dịu mắt, tạo cho người đối diện cảm giác dễ chịu, bình yên.
Ý nghĩa của màu xanh dương trong phong thủy
Màu xanh dương là màu của sự điềm tĩnh, yên tĩnh, hòa bình. Từ bầu trời thiên thanh đến nền nước lấp lánh ở đại dương, màu xanh dương luôn mang đến cho bạn cảm giác thanh bình, nhẹ nhàng. Cũng theo phong thủy, màu xanh dương sẽ phát huy tối đa nguồn lực nếu được sử dụng trong bát quái tại ngôi nhà của bạn, như sơn màu xanh ở hướng đông (phù trợ cho sức khỏe), hướng đông nam (tiền tài) và hướng bắc (cơ nghiệp).
Ý nghĩa của màu xanh dương trong văn hóa
Theo các nước phương Tây, màu xanh dương là màu của biểu hiện cho sự u sầu, phiền muộn. Ngoài ra, chúng còn đại diện cho sự thật, sự an toàn và chính nghĩa.
Màu xanh dương còn được coi là màu của con trai, đối lập với văn hoá Trung Quốc coi đây là màu của nữ giới. Ở nhiều quốc gia Trung Đông, màu xanh dương mang ý nghĩa là sự an toàn, bảo vệ, che chở. Chúng biểu tượng cho Chúa trời, đấng tối cao và sự bất tử. Bên cạnh đó, một số nước Mỹ Latinh cũng coi màu xanh dương là đại diện cho sức khoẻ, tiền bạc.
Với người Do Thái, màu xanh dương là màu sắc thiêng liêng, đại diện cho các vị thần. Trong đạo Hindu, nó là màu của vị thần Krishna – vị thần tối cao của đạo Hindu đại diện cho tình yêu và sự vui vẻ.
Cách sử dụng màu xanh dương trong cuộc sống
Cách chọn đồ màu xanh dương hợp trong thời trang
Trong thời trang, màu xanh dương thể hiện sức mạnh ở nhiều cấp độ, từ pastel, turquoise cho đến sapphire, navy hay cobalt. Thực tế xanh dương có tới 260 sắc màu, xét về số lượng chỉ thua 295 sắc màu xanh lá cây và nhiều gấp đôi sắc màu đỏ (130) hay sắc màu cam (128).
Bạn có thể phối màu xanh dương với màu trắng, đen, xám, vàng, bạch, vàng kim, xanh lá cây, cam, đỏ, beige, hồng, các màu cùng tông,… đều rất nổi bật.
Cách chọn màu xanh dương phù hợp trong thiết kế đồ họa
Màu xanh gây cho người ta cảm nhận về sự tin tưởng, sự trông cậy, có trách nhiệm về tài chính và sự đảm bảo. Màu xanh dương làm cho người ta liên tưởng đến trời và biển, tạo cảm giác thanh bình và dễ mến. Nếu như bạn buôn bán trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, nên chọn màu xanh làm màu logo vì nó truyền cho người khác sự ổn định và tin cậy.
Cách chọn màu xanh dương phù hợp trong phong thủy
Theo phong thuỷ thì màu xanh dương thuộc hành Thuỷ. Trong khi đó, Kim sinh Thuỷ nên màu xanh dương kết hợp với màu thuộc hành Kim sẽ cực kỳ tốt.
Bên cạnh đó, màu xanh dương cũng có thể phối hợp với các màu thuộc chính hành Thủy. Cụ thể:
- Màu xanh dương hợp với màu trắng, xám, bạc, ghi (Kim) và đen (Thủy).
- Màu xanh dương kỵ màu vàng sậm, nâu đất (Thổ).
Đồ Cúng Thiên Phúc