Đi chùa đầu năm là nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của người Việt từ xưa tới nay. Nhưng đầu năm đi lễ chùa: sắm lễ, khấn thế nào, cầu gì cho đúng?
Tết đến xuân về nhiều gia đình thường đi chùa để cầu xin bình an, tài lộc, sức khỏe và cũng để lòng mình thanh thản chốn tâm linh. Đi chùa đầu năm bạn không những phải chọn ngày, sắm lễ, chuẩn bị trang phục phù hợp mà bạn còn cần phải biết cách cầu sao cho đúng… để lòng thành được toại nguyện.
Cùng Đồ Cúng Thiên Phúc tham khảo những cách đi lễ chùa đúng cách và bài khấn đi chùa chi tiết dưới đây nhé!
Nên đi chùa vào ngày nào? Đi lễ đền hay chùa trước?
Nên đi lễ chùa ngày nào?
Nhiều người có thói quen đi lễ chùa hàng ngày cũng có nhiều người chỉ đi lễ chùa đầu năm để cầu những điều bình an cho cả một năm. Tuy nhiên mỗi thời điểm đi lễ chùa khác nhau đều mang những ý nghĩa riêng.
- Đi lễ chùa vào Mùng 1 Tết đây là ngày đầu tiên của tháng, đi vào ngày này để cầu mong cho cả tháng bình an, làm ăn may mắn, thuận buồm xuôi gió.
- Đi lễ chùa ngày rằm đây là ngày để mặt trăng mặt trời nhìn rõ nhau, nên thần thánh và tổ tiên ông bà sẽ thông thương với con người, giúp lòng cầu nguyện sẽ thành hiện thực.
- Đi lễ chùa vào ngày tết để cầu mong một năm mới bình an, may mắn, thành đạt.
Đi lễ chùa trước hay đền trước?
- Việc đi đền trước hay chùa trước đều được, vì dù đi đền hay đi chùa đều luôn được coi trọng. Vì vậy nếu đầu năm bạn muốn đi cầu may mắn, sức khỏe cho cả nhà thì bạn có thể đi chùa trước cũng không sao.
Thứ tự hành lễ
Bước 1 Đầu tiên khi đến chùa bạn đặt lễ vật rồi thắp vài nén hương tại bàn thờ của Đức ông.
Bước 2 Sau đó bạn đặt lễ lên hương án của chính điện, rồi thắp đèn hương nhan. Tiếp tục thỉnh 3 hồi chuông thì làm lễ với chư Phật và Quan Thế Âm Bồ Tát.
Bước 3 Tiếp đến, bạn sẽ thắp hương, khấn vái thành tâm ở tất cả các bàn thờ khác, lưu ý là khi thắp đều phải đủ 3 lễ hoặc 5 lễ. Nếu tại chùa có điện thờ Mẫu và Tứ Phủ thì bạn hãy đến đó đặt lễ rồi dâng hương.
Bước 4 Sau đó, bạn lễ ở nhà thờ Tổ tức nhà thời Hậu.
Bước 5 Cuối cùng bạn hãy đến phòng tiếp khách để thăm hỏi các nhà sư trong chùa
Sắm lễ
Đi lễ chùa trong năm chỉ nên sắm lễ chay và dâng hương trong đó lễ chay gồm: bánh kẹp, hoa quả tươi, chè… không sắm lễ mặn.
Mâm ngũ quả: Bao gồm các loại quả như Dưa hấu, Bưởi, Táo, Dứa, Nho, Xoài, Thanh long, Phật thủ
Hoa mang đi chùa là hoa tươi như: hoa huệ, hoa sen, hoa cúc, hoa mẫu đơn,…không dùng hoa giả, hoa dại.
Cách bày lễ ở các ban
- Ban Tam Bảo: Khi bày thì phải đầy đủ gồm 5 món: hương – đăng (nến) – hoa – quả – nước, nếu thiếu cũng không sao chỉ cần tấm lòng thành kính. Lưu ý không được để tiền thật, tiền vàng, tiền hàng mã và đồ lễ mặn.
- Các ban thờ khác trong chùa như ban Mẫu, ban Đức Ông, ban Thánh Hiền, ban vong,…chỉ cần thắp hương 3 nén rồi thực hiện lời cầu khấn khi đi lễ chùa. Tùy thuộc vào thí chủ muốn cầu nguyện gì để chuẩn bị lễ tại các ban cho phù hợp.
- Các ban thờ tự các vị Đức Ông, Thánh, Mẫu: có thể bày sắm lễ tam sinh (thịt gà, giò, chả…) và tiền vàng mã, tiền âm phủ.
Hướng dẫn cách đi lễ chùa đúng cách
Đi lễ chùa nên mặc gì?
Chùa chiền vốn là chốn linh thiêng, là nơi thờ tụng vì vậy bạn nhất định phải ăn mặc lịch sự, kín đáo. Cụ thể là:
- Lựa chọn những trang phục có màu sắc nhã nhặn đặc biệt là có cùng tông màu với áo tràng, áo lam Phật tử với lựa chọn này vừa thể hiện lòng thành kính với bề trên lại tăng lên nét giản dị, dịu dàng.
- Đến những chốn linh thiêng như chùa, đền, miếu thì bạn nhất định phải mặc áo sơ mi cổ kín, hoặc áo dài, nếu là áo khoác thì nên là áo bẻ cổ để vừa gọn gàng, lịch sự.
Không nên mặc gì?
- Tuyệt đối không mặc đồ hở hang đồ có thể nhìn xuyên thấu.
- Không nên diện những trang phục sành điệu để đi chùa chẳng hạn như quần bó sát, quần giả váy… có thể nó không hở hang nhưng lại gây phản cảm cho người nhìn.
- Không mặc quần lửng, mặc váy, quần tất lưới đi chùa vì vừa mất mỹ quan lại thiếu sự tôn kính ở nơi thờ phật.
Nên đi chùa vào giờ nào?
Có nên đi chùa vào buổi tối? Theo quy định của chùa không có điều nào ngăn không cho ghé đến vào buổi tối. Nếu sáng bạn bận rộn không thể đến chùa thì tối đến vẫn được. Miễn là bạn thể hiện được sự thành tâm của mình.
Nhiều người vẫn quan niệm đi chùa vào mùng 1 để cả năm được bình an. Tuy nhiên, chùa là nơi linh thiêng nên khi ghé đến đây cần ăn mặc chỉnh tề, trang nghiêm và cư xử sao cho phù hợp.
Đi chùa nào cầu tài lộc? Cầu sức khỏe? Cầu tình duyên?
Sau đây Đồ Cúng Thiên Phúc sẽ gợi ý đến bạn tên những ngôi chùa người ta thường đến để cầu lộc, sức khỏe và tính duyên
Cầu tài lộc
- Chùa Ngọc Hoàng: 73 Đường Mai Thị Lựu, Đa Kao, Quận 1, TPHCM
- Chùa Vĩnh Nghiêm: 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 14, Quận 3, TPHCM
- Chùa Xá Lợi: 89 Bà Huyện Thanh Quan, Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
Cầu sức khỏe
- Chùa Phổ Quang: 21 Huỳnh Lan Khanh, Phường 2, Tân Bình, TPHCM
- Chùa Ông: 678 Nguyễn Trãi, Phường 11, Quận 5, TPHCM
- Chùa Ấn Độ: 47 Trương Định, Phường Bến Thành, Quận 1, TPHCM
Cầu tình duyên
- Miếu Phù Châu: 173/36/7B11 Quảng Hàm, Phường 5, Gò Vấp, TPHCM
- Chùa Bà Thiên Hậu: 710 Nguyễn Trãi, Phường 11, Quận 5, TPHCM
- Chùa Ôn Lăng: 12 Lão Tử, Phường 11, Quận 5, TPHCM
Đi lễ chùa cầu gì?
Đi chùa nên cầu gì?
Thông thường mọi người đi chùa đều cầu bình an, tiền bạc, lộc tài, công danh tuy nhiên chùa chiền là chốn linh thiêng khác với thế tục nhân gian, lòng đức phật từ bi giúp con người sám hối, cầu xin cơ hội sửa chữa và làm việc tiện chứ không có vật chất, tiền bạc để cho ai.
Vì vậy khi đi chùa sau khi khấn nôm (danh xưng, ngày tháng, địa chỉ…), tiếp đến phần cầu nguyện thì nên cầu Phật phù hộ cho quốc thái dân an, gia đạo bình an khỏe mạnh, tâm hồn luôn sáng và thiện lành, con cái thông minh học giỏi, gia đình hưng vượng an lạc, công việc hanh thông và thiện duyên… tiếp đến là nguyện hồi hướng công đức cho người đã khuất và các chúng sinh ở thế giới bên kia được siêu thoát.
Những điều không nên cầu:
- Không nguyện cúng dường chư Phật.
- Không nguyện thời gian bao lâu sẽ mang gạo tiền vàng cúng chùa.
- Không nguyện cúng dường 3 cảnh là cảnh giới tiên, cảnh giới trần và cảnh giới âm.
- Không cầu tiền bạc, của cải, vật chất vì cửa Phật sẽ không ban cho thứ này.
Bài văn khấn khi đi chùa
Văn khấn lễ Phật
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Hôm nay là ngày…….. tháng…….. năm Tân Sửu
Tín chủ con là …………………………
Ngụ tại………………………
Cùng toàn thể gia đình thành tâm trước Đại Hùng Bảo Điện, nơi Chùa …….. dâng nén tâm hương, dốc lòng kính lạy:
Đức Phật Thích Ca, Đức Phật Di Đà, Mười phương chư Phật, Vô thượng Phật pháp, Quan âm Đại sỹ, và Thánh hiền Tăng.
Đệ tử lâu đời lâu kiếp, nghiệp chướng nặng nề, si mê lầm lạc.
Ngày nay đến trước Phật đài, thành tâm sám hối, không làm điều dữ, nguyện làm việc lành, nguyện trông ơn Phật, Quan âm Đại sỹ chư Thánh hiền Tăng, Thiên Long bát bộ, Hộ pháp Thiên thần, từ bi gia hộ. Khiến cho chúng con và cả gia đình tâm không phiền não, thân không bệnh tật, hàng ngày an qui làm việc theo pháp Phật nhiệm màu, để cho vận đảo hanh thông, muôn thuở nhuần ơn Phật pháp.
Đặng mà cứu độ cho các bậc Tôn trưởng Cha mẹ, anh em, thân bằng quyến thuộc, cùng cả chúng sinh đều thành Phật đạo.
Tâm nguyện lòng thành kính bái thỉnh cúi xin chứng giám.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Văn khấn Quan Thế m Bồ Tát
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con Nam mô Đại từ, Đại bi Linh cảm Quán Thế m Bồ Tát.
Con xin kính lạy đức Viên thông Giáo chủ thùy từ chứng giám.
Tín chủ con là…………………………………………………………………………
Ngụ tại…………………………………………………………………………………..
Hôm nay là ngày…….tháng…….năm…….tín chủ con thành tâm đến trước Phật đài, nơi điện Đại bi, kính dâng phẩm vật, hương hoa kim ngân tịnh tài, ngũ thể đầu thành, nhất tâm kính lễ dưới tòa sen hồng.
Cúi xin đức Đại sỹ không rời bản nguyện chở che cứu vớt chúng con, như mẹ hiền phù trì con đỏ. Nhờ nước dương chi, lòng trần cầu ân thanh tịnh,thiện nguyện nêu cao. Đước ánh từ quang soi tỏ, khiến cho nghiệp trần nhẹ bớt, tâm đạo khai hoa, độ cho đệ tử con cùng toàn thể gia quyến ba tháng đông, chín tháng hè luôn được sức khỏe dồi dào, phúc thọ khang ninh, lộc tài vượng tiến, công việc hanh thông, vạn sự tốt lành, sở cầu như ý, sở nguyện tong tâm.
Cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.
Tín chủ con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ đồ trì.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Văn khấn Địa Tạng Vương Bồ Tát
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Con lạy chín phương trời, mười phương Chư phật, Chư phật mười phương.
Nam mô Đại bi, Đại nguyện, Đại thánh, Đại từ Bản tôn Địa Tạng Vương Bồ Tát.
Kính lễ Đức U Minh giáo chủ thuỳ từ chứng giám.
Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm Canh Tý
Tín chủ con là: ……………………………
Ngụ tại:…………………………………………
Thành tâm đến trước Phật đài, nơi điện Cửu hoa, kính dâng phẩm vật, hương hoa kim ngân tịnh tài, ngũ thể đầu thành, nhất tâm kính lễ dưới toà sen báu.
Cúi xin Đức Địa Tạng Vương không rời bản nguyện, theo Phật phó chúc trên cung trời Đạo Lợi, chở che cứu vớt chúng con và cả gia quyến, như thể mẹ hiền, phù trì con đỏ, nhờ ánh ngọc Minh Châu tiêu trừ tội cấu, trí tuệ mở mang, được mây từ che chở, tâm đạo khai hoa, não phiền nhẹ bớt. Khi còn sống thực hành thiện nguyện, noi gương Đại Sỹ, cứu độ chúng sinh.
Khi vận hạn ốm đau, nhờ được đức từ hộ niệm, thần linh bản xứ giúp yên. Lúc lâm chung được nhờ ánh bi quang, vượt khỏi tam đồ, sinh lên cõi thiện.
Lại nguyện cho Hương linh Gia tiên chúng con nhờ công đức cúng dâng này thảy đều siêu thoát.
Tâm nguyện lòng thành, cúi xin bái thỉnh.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Văn khấn Đức Thánh Hiền
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Con cúi lạy Đức Thánh Hiền, Đại Thánh Khải Giáo A Nan Đà Tôn Giả.
Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..
Tín chủ con là………………………………………………………………………………………………………..
Ngụ tại:………………………………………………………………………………………………………………..
Chúng con thành tâm tiến dâng lễ bạc, oản quả, hương hoa.
Cầu mong Tam Bảo chứng minh, Đức Thánh Hiền chứng giám, rủ lòng thương xót phù hộ cho con được mọi sự tốt lành, sức khỏe dồi dào, an ninh khang thái, gia đạo hưng long, thịnh vượng.
Cúi mong Ngài soi xét tâm thành, phù hộ cho gia đình chúng con được sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy)
Văn khấn Đức Ông – Đức Chúa Ông
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Kính lạy Đức Ông Tu Đạt Tôn Giả, Thập Bát Long Thần, Già Lam Chân Tể.
Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..
Tín chủ con là………………………………………………………………………………………………………..
Ngụ tại:………………………………………………………………………………………………………………..
Cùng cả gia đình thân tới cửa chùa trước điện Đức Ông, thành tâm kính lễ, (nếu có đang lễ vật thì khấn thêm “hiến dâng phẩm vật, kim ngân tịnh tài”), chúng con tâu lên Ngài Tu Đạt Tôn Giả từ cảnh trời cao soi xét.
Chúng con kính tâu lên Ngài Già Lam Chân Tể cai quản trong nội tự cùng các Thánh Chúng trong cảnh chùa đây.
Thiết nghĩ chúng con sinh nơi trần tục, nhiều sự lỗi lầm, hôm nay tỏ lòng thành kính, cúi xin Đức Ông thể đức hiếu sinh, rủ lòng tế độ che chở cho chúng con, ba tháng hè chín tháng đông, tiêu trừ bệnh tật tai ương, vui hưởng lộc tài may mắn, cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.
Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy)
Văn khấn cầu tài lộc, bình an ở ban tam bảo
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Đệ tử con thành tâm kính lạy Mười phương chư Phật, chư vị Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng, Hộ pháp Thiện thần, Thiên Long Bát Bộ.
Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..
Tín chủ con là………………………………………………………………………………………………………..
Ngụ tại:………………………………………………………………………………………………………………..
Thành tâm dâng lễ bạc cùng sớ trạng (nếu viết sớ đặt trên mâm lễ vật) lên cửa Mười phương Thường trụ Tam Bảo.
Chúng con xin dốc lòng kính lễ:
Đức Phật A Di Đà giáo chủ cõi Cực Lạc Tây phương.
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáo chủ cõi Sa Bà.
Đức Phật Dược Sư Lưu Ly giáo chủ cõi Đông phương.
Đức Thiên thủ, Thiên nhãn, Ngũ bách danh tầm thanh cứu khổ cứu nạn, linh cảm Quán Thế m Bồ Tát.
Kính lạy Đức Hộ Pháp thiện thần Chư Thiên Bồ Tát.
Kính xin chư vị rủ lòng từ bi, phù hộ độ trì cho con, nguyện được ………………………. (công danh, tài lộc, giải hạn, bình an…).
Nguyện xin chư vị, chấp kỳ lễ bạc, tâm thành (sớ trạng) chứng minh, chứng giám cho con được tai qua nạn khỏi, điều lành đem đến, điều dữ tiêu tan, phát lộc phát tài, gia trung mạnh khoẻ, trên dưới thuận hoà an khang thịnh vượng.
Chúng con người phàm trần tục lầm lỗi còn nhiều. Cúi mong Phật, Thánh từ bi đại xá cho con (và gia đình) được tai qua nạn khỏi, mọi sự tốt lành, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
Tín chủ chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy).
Khi đã kết thúc cúng lễ, thì chúng ta hãy thực hiện hạ lễ. Theo tục lệ thông thường thì sau khoảng một tuần nhang là có thể hạ lễ được. Nhớ là khi hết 1 tuần nhang thì bạn nên cắm một tuần nhang khác và vái lạy 3 cái trước mỗi ban. Sau đó, bạn hạ sớ hóa vàng, xóa sơ hoàn tất thì có thể thực hiện các lễ cúng khác.
Bạn cần lưu ý là đối với các vật lễ ở bàn thờ, cô thờ cậu như gương, lược,… thì phải để nguyên trên bàn thờ. Nếu có nơi để riêng thì gom vào để trên đó.
Những điều kiêng kỵ trước khi vào chùa
- Không quan hệ vợ chồng trước khi đi chùa, nếu đã có quan hệ thì phải sau 6 tiếng mới được đi chùa, vào chùa giữ cho tâm hồn thanh tịnh.
- Không đi chùa vào những ngày lễ Vu Lan và Phật đản.
- Khi đi chùa mặc những trang phục giản dị, tránh những trang phục hở hang hay màu sắc sặc sỡ.
- Khi đi chùa không trang điểm hay xịt nước hoa.
- Phụ nữ chưa sạch kinh cũng không được đến chùa.
- Đi chùa nếu có mang theo túi xách, mũ áo,… thì trước khi vào tam bảo bái Phật thì phải đặt hết túi xách, mũ áo xuống chiếu.
Những điều kiêng kỵ khi vào lễ chùa
- Khi lễ chùa việc mà bạn nên làm là thắp hương tại đỉnh đặt bên ngoài sân chùa, hạn chế thắp hương trong chùa. Và không nên chụp ảnh, quay phim khi vào chùa.
- Tại chính điện bạn không được phép đặt lễ mặn, đặt lễ tiền vàng mã, tiền âm phủ. Tuyệt đối không cho trẻ em đùa nghịch trong Tam Bảo và sờ mó vào tượng Phật, cũng không tự ý mang bất cứ món đồ nào trong chùa về nhà.
- Đi vào trong chùa đi vào bằng cửa bên phải và đi ra ở cửa bên trái tuyệt đối không đi vào ở cửa giữa vì đây là cửa chỉ dành cho Thiên tử, bậc khoa bảng và các bậc cao tăng ra vào chùa.
- Khi xưng hô với các nhà sư thì hãy xưng hô là bạch thầy hoặc A di đà Phật và xưng mình là con, để mở lời chào đến các vị nhà sư trong chùa.
- Cấm không sử dụng đồ ăn thức uống của nhà chùa tùy ý, nếu là trụ trì cho thì có thể nhận. Không nói chuyện to, không đùa giỡn không khạc nhổ.
- Không được quỳ chính giữa phật đường mà nên quỳ chếch sang bên và không được ngắm tượng Phật trực diện vì điều này thiếu sự cung kính.
Đồ Cúng Thiên Phúc