Gạo và muối là hai vật thường thấy trong các lễ cúng quan trọng của người Việt, bao gồm cả lễ cúng giao thừa. Vậy sau khi lễ cúng kết thúc, chúng ta nên làm gì với phần gạo và muối ấy? Câu trả lời nằm trong bài viết ngay sau đây của Đồ Cúng Thiên Phúc. Cùng theo dõi bạn nhé!
Tìm hiểu về phong tục cúng gạo muối
Phong tục cúng gạo và muối đã có từ lâu đời và mang nhiều ý nghĩa. Những vai trò và ý nghĩa ấy được thể hiện qua nhiều phương diện khác nhau:
- Về mặt sức khỏe: Gạo và muối là 2 thực phẩm vô cùng cần thiết cho sức khỏe chúng ta. Mỗi ngày, gạo cung cấp hơn 20% mức năng lượng cần thiết cho cơ thể, bao gồm các dưỡng chất thiết yếu như tinh bột, protein và nhiều loại vitamin khác nhau. Trong khi đó, muối là thực phẩm đóng vai trò thiết yếu trong quá trình cân bằng chất lỏng của cơ thể người.
- Về mặt phong thủy: Theo các chuyên gia phong thủy, gạo và muối là hai vật mang tính tốt lành, sử dụng hợp lý có thể đưa đến may mắn, sức khỏe và tài vận dồi dào, sung túc.
- Về quan niệm dân gian: Muối và gạo thường được xem là có tác dụng xua đuổi tà ma, vận rủi, mang vận may và sức khỏe đến cho con người. Bên cạnh đó, việc cúng gạo và muối cũng có ý nghĩa thể hiện lòng biết ơn của người cúng với tổ tiên, thần linh đã ban nền văn minh lúa nước cho muôn dân.
Những lễ cúng nào cần có gạo muối?
Trên thực tế, hầu hết các lễ cúng lớn nhỏ ở Việt Nam đều có sự hiện diện của gạo và muối. Sau đây là một số lễ cúng lớn và quan trọng trong theo phong tục nước ta cần đến gạo và muối. Mời các bạn tham khảo.
Gạo muối cúng giao thừa
Nói đến các lễ cúng quan trọng trong năm, người ta thường sẽ nhắc đến lễ cúng giao thừa đầu tiên. Đây là nghi thức truyền thống có vai trò quan trọng trong văn hóa Việt Nam ta. Trong dịp này, gạo và muối là hai yếu tố không thể thiếu trên bàn cúng, được sử dụng để xua đi những xui rủi của năm cũ đồng thời mang lại tài lộc, vận may trong năm mới.
Gạo muối cúng cô hồn rằm tháng 7
Theo dân gian, từ ngày 2 đến ngày 15 tháng 7 âm lịch hằng năm là lúc Quỷ Môn Quan mở cửa. Vào lúc này, người dân sẽ làm lễ cúng cô hồn để cứu giúp các linh hồn khốn khổ. Gạo và muối được sử dụng trong lễ cúng cô hồn vào rằm tháng 7 như một cách để bố thí, giúp đỡ cho những cô hồn không người thờ cúng.
Gạo muối cúng động thổ
Động thổ là lễ cúng được thực hiện khi cần phải xây một công trình nào đó, điển hình như cầu, nhà ở,… Khi thực hiện nghi thức, người cúng sẽ xin phép Ông Thổ Địa phụ trách khu đất đó trước khi bắt đầu xây cất. Ngoài ra, cúng động thổ cũng mang ý nghĩa xin phép các vong linh nơi đó (nếu có) hãy dời đi nơi khác để công trình có thể được tiến hành thuận lợi.
Để thực hiện lễ cúng động thổ, người cúng cần chuẩn bị đầy đủ các lễ vật như bộ tam sinh ( thịt lợn luộc, tôm luộc và trứng vịt luộc), gà trống, xôi (hoặc bánh chưng), trà, rượu,…. và đặc biệt không thể thiếu gạo và muối. Việc chuẩn bị đầy đủ lễ vật sẽ giúp lễ cúng diễn ra thuận lợi và hiệu quả hơn.
Gạo muối cúng khai trương
Khai trương là nghi thức truyền thống được tiến hành khi gia chủ muốn bắt đầu kinh doanh, buôn bán. Theo dân gian, đất đai muôn nơi đều có Thổ Thần cai quản, việc kinh doanh, mua bán cần phải xin phép Thổ Thần thì mới suôn sẻ, thuận lợi, phát đạt.
Trong một lễ cúng quan trọng như vậy, đương nhiên không thể thiếu gạo và muối, hai lễ vật mang tính may mắn, chiêu tài. Cầu mong việc làm ăn thuận buồm xuôi gió, tái lộc đủ đầy, hãy đảm bảo thực hiện đúng theo nghi thức, bày mâm cúng đầy đủ và tuyệt đối đừng quên gạo và muối bạn nhé!
Gạo muối cúng xong phải làm gì mới đúng?
Gạo và muối sau khi cúng thì cần phải làm gì? Hầu như mọi người đều biết, sau khi lễ cúng kết thúc, người thực hiện nghi thức cần rải gạo, muối đã cúng ra xung quanh. Nhưng các vấn đề như rải như thế nào, rải ở đâu,… thì không phải ai cũng biết.
Cách rải muối và gạo có thể sẽ có sự khác biệt tùy theo phong tục của từng vùng miền, địa phương. Ở một số vùng, gạo và muối sẽ được trộn lẫn vào nhau trước khi rải, cũng có nơi rải riêng gạo và muối, thứ tự rải cũng sẽ khác nhau tùy theo quan niệm từng nơi.
Về vấn đề này, đa số mọi người cho rằng các cách làm trên đều đúng, quan trọng không phải ở thứ tự và cách rải mà ở tấm lòng, ở sự chân thành muốn giúp đỡ các vong linh cho được no đủ.
Đối với vị trí rải, bạn nên rải gạo và muối ở trước sân hoặc trước bàn cúng (nếu cúng ngoài trời). Trong lúc rải muối và gạo, đừng quên niệm Phật, như vậy sẽ đảm bảo các vong linh nhận được muối gạo rồi sẽ rời đi, không phiền nhiễu đến gia chủ, giúp gia chủ đạt được nhiều vận may, sức khỏe và tài lộc.
Những điều cần lưu ý khi cúng gạo muối
Tuy nói thờ cúng chú trọng ở lòng thành nhưng với một phong tục linh thiêng như vậy, bạn nên cẩn thận thực hiện đúng các nghi thức, tránh các điều kiêng kỵ để lễ cúng có thể diễn ra thuận lợi, mang đến hiệu quả tốt nhất. Sau đây là một số điều bạn cần lưu ý khi cúng gạo và muối:
- Kích thước hũ gạo, muối phải phù hợp với diện tích bàn thờ, không nên quá nhỏ hoặc quá to.
- Hũ dùng đựng muối, gạo cúng nên chọn loại bằng sứ, chất lượng tốt, có trang trí hoa văn mang ý nghĩa tốt đẹp, may mắn. Bạn cũng nên lưu ý chọn hũ đựng có nguồn gốc, thương hiệu rõ ràng.
- Chọn gạo ngon, muối sạch. Tuyệt đối không sử dụng lại gạo và muối đã được dùng để cúng trước đó.
- Hũ đựng muối, gạo cần được đặt riêng, chỉ dùng riêng để cúng. Tuyệt đối không sử dụng chung cho sinh hoạt hằng ngày.
- Nên chọn hũ có miệng nhỏ, phần giữa phình to để cầu sức khỏe, bình an và thu hút tiền tài, vận may cho gia chủ.
Đồ Cúng Thiên Phúc