trồng cây trúc mây qua bài viết sau đây.
Bạn có biết về cây trúc mây và ý nghĩa phong thủy đằng sau của nó, liệu cây trúc mây sẽ hợp mệnh gì hay không? Nếu chưa biết thì yên tâm Đồ Cúng Thiên Phúc sẽ cung cấp tất tần tật những thông tin về cây trúc mây, cùng theo dõi nhé.
Cây trúc mây là cây gì?
Nguồn gốc và ý nghĩa cây trúc mây
Cây trúc mây còn có tên gọi khác là cây trúc xanh hay cây mật cật, thuộc họ Trúc, có nguồn gốc từ Nhật Bản và Trung Quốc nhưng dạo gần đây cây trúc mây ở Việt Nam được dùng làm cây cảnh trang trí và trở nên vô cùng phổ biến.
Cây trúc mây không chỉ có ý nghĩa phong thủy mà còn có khả năng thanh lọc không khí, đem đến cho bạn không gian xanh thư giãn, thoải mái dành cho gia đình bạn. Chính vì thế mà giá cây trúc mây cũng khá đắt, vì thế mà bạn có thể tự trồng ở nhà
Ý nghĩa phong thuỷ của cây trúc mây
Cây trúc mây tượng trưng cho sự mạnh mẽ, sự kiên cường để vượt qua thử thách trong cuộc sống bởi vì đặc tính sinh trưởng và phát triển tốt trong mọi điều kiện khắc nghiệt của bản thân nó, từ đó khi trang trí cây trúc mây bạn sẽ đạt được nhiều thành tựu trong sự nghiệp cũng như trong cuộc sống.
Đi sâu hơn về phong thủy, cây trúc nằm trong bộ tứ Tùng- Cúc- Trúc- Mai, bộ tứ được ưa chuộng mỗi độ xuân về bởi dáng đứng thẳng tắp, hiên ngang như những tượng đài trước nhà không những giúp xua đuổi tà khí mà còn mang lại may mắn, tài lộc.
Những ai thuộc mệnh Mộc và Hỏa khi trồng cây trúc mây sẽ nhận được tối đa những may mắn, tài lộc và thăng tiến trong công việc cũng như sự nghiệp.
Cây trúc mây sẽ hợp với những tuổi sau đây:
- Đối với mạng Mộc những năm sinh hợp là 1942,1943,1950, 1951, 1958, 1959, 1972, 1973, 1980, 1981, 1988, 1989.
- Đối với mạng Hỏa những năm sinh hợp là 1926, 1927, 1934, 1935, 1948, 1949, 1956, 1957, 1964, 1965, 1978, 1979, 1986, 1987, 1994, 1995, 2008, 2009.
Đặc điểm, phân loại cây trúc mây
Cây trúc mây thuộc loại cây bụi cho nên phát triển cực kỳ nhanh, thông thường cây trúc mây có chiều cao trung bình từ 1 đến 2m, thân cây có nhiều đốt đều nhau và nhiều rễ cùng chồi bên ngoài cũng tựa tựa cây trúc.
Lá cây trúc mây có dạng kép chân vịt thường dài đến 15 hoặc 20cm, mang màu xanh bóng đậm, cây trúc mây không những có khả năng thanh lọc không khí mà còn có khả năng thích nghi, sinh trưởng và phát triển trong điều kiện khắc nghiệt.
Một số loại cây trúc cảnh cũng thường được dùng để trang trí phổ biến ở Việt Nam không thể không kể đến như: Cây trúc mây Đài Loan, cây trúc Nhật, cây trúc Cần Câu, cây trúc Quân tử,… chúng đều mang những ý nghĩa phong thủy và may mắn đến cho chủ nhà.
Tác dụng của cây trúc mây
Cây trúc mây nên đặt ở văn phòng, nhà nghỉ, khách sạn, phòng khách hay những nơi có không gian nghỉ để vừa hợp phong thủy vừa thanh lọc không khí, hạn chế các khí độc từ thiết bị điện tử, giảm bớt lượng khí CO2 đem đến không gian trong lành cho gia chủ.
Bên cạnh đó, cây trúc mây còn được đặt ở ban công, cửa sổ cũng giúp đem đến những may mắn, tài lộc cho gia chủ.
Cách trồng và chăm sóc cây trúc mây
Cách trồng cây trúc mây tại nhà
Cách nhân giống cây trúc mây
Phương pháp tách bụi
Bước 1 Đối với phương pháp này bạn nên chọn bụi cây mẹ khỏe mạnh, không bị sâu bệnh hay vàng úa để tách.
Bước 2 Tiếp đến cần chuẩn bị đất trồng thật dinh dưỡng (có thể sử dụng phân hữu cơ, phân chuồng,…) chuẩn bị chậu cây cũng nên ưu tiên lựa chọn chậu có khả năng thoát nước tốt để cây không bị úng.
Bước 3 Sau đó tiến hành tách cây con ra khỏi bụi mẹ, loại bỏ hết đất ở rễ cây và đem trồng vào chậu cây đã chuẩn bị trước đó, cuối cùng là tưới nước để cây nhanh ra rễ và phát triển.
Phương pháp gieo hạt
Bước 1 Lựa chọn hạt giống to, đều, không bị sâu mọt tấn công.
Bước 2 Sau khi mua hạt giống về thì tiến hành ngâm với nước trong khoảng 10 đến 12 tiếng, rồi đem ủ trong vải ướt.
Bước 3 Đem hạt ra luống để trồng, trước khi gieo hạt thì nên rắc thêm một lớp mùn lên phía trên để giúp giữ ẩm cho hạt nảy mầm và cũng giúp hạn chế chim chóc tấn công.
Bước 4 Sau khoảng nửa tháng cho đến một tháng thì cây sẽ nảy mầm, lúc này tiến hành chăm sóc bình thường, đợi khi cây cao được 15- 20cm thì đem trồng trong chậu để trang trí.
Cách trồng cây trúc mây
Bước 1 Chọn đất trồng nên lựa chọn đất thịt pha với cát trộn thêm phân và xơ dừa, những loại đất giàu chất hữu cơ, có khả năng giữ ẩm thì càng tốt.
Bước 2 Tiến hành trồng cây con đã được nhân giống, lưu ý nên cho xỉ than hoặc một ít phân trước vào đáy chậu, để đất cao khoảng nửa chậu rồi hẵng đặt cây con vào.
Bước 3 Sau khi đặt cây con vào thì cho thêm đất để cố định cây, ấn mạnh xung quanh gốc cây để cây được vững, sau đó tưới thêm ít nước để cây nhanh chóng bén rễ và phát triển.
Cách chăm sóc cây trúc mây
Về vấn đề tưới nước: Vì cây trúc mây có rễ chùm phát triển nên cần khá nhiều nước để phát triển, do đó trung bình bạn nên tưới nước khoảng từ 3 đến 4 lần một tuần tùy vào thời tiết nhé.
Về việc tỉa cành: Cây trúc mây có lá rất xum xuê, lá sẽ rất dễ bị khô do không đủ chất dinh dưỡng nuôi cây, do đó bạn nên thường xuyên tỉa phần lá bị khô héo để cây trông thẩm mỹ hơn.
Đảm bảo ánh sáng: Nên đặt cây trúc mây ở cạnh cửa sổ, ban công để cây có đủ ánh sáng để phát triển vì cây trúc mây là loại cây ưa sáng bán phần.
Dinh dưỡng cho cây: Chỉ cần bón phân cho cây khoảng 3 đến 6 tháng một lần, vì cây trúc mây cũng không cần quá nhiều chất dinh dưỡng, tuy nhiên khi bón phân bạn nên hòa với nước để tưới, cách này sẽ giúp cây dễ dàng hấp thụ chất dinh dưỡng nhất có thể nhé.
Phòng ngừa sâu bệnh: Cây trúc mây cũng rất ít khi bị sâu bệnh chủ yếu hay gặp vấn đề vàng lá hoặc cháy lá do không đủ nước, trong quá trình chăm sóc bạn chỉ tưới nước đầy đủ và bón thêm lớp vôi cho đất để khử nấm bệnh, phòng ngừa sâu bệnh là được rồi.
Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây trúc mây
Các bệnh lý phổ biến ở Trúc Mây là bị sâu bệnh hại hoặc bệnh phấn trắng. Bạn có thể áp dụng một số biện pháp giải quyết thân thiện với môi trường thay vì dùng thuốc trừ sâu. Chẳng hạn như sử dụng khăn thấm cồn để loại bỏ phấn trắng.
5 hình ảnh đẹp về cây trúc mây
Chọn mua sáp thơm, túi thơm bán tại Đồ Cúng Thiên Phúc:
Đồ Cúng Thiên Phúc