Đồ Cúng Thiên Phúc tìm hiểu cách chăm sóc hoa Lan Hồ Điệp sau tết để cây tiếp tục ra hoa trong bài viết dưới đây nhé.
Thông thường, các gia đình đều cố gắng chăm bón để lan hồ điệp nở hoa vào đúng dịp tết. Cả hương và sắc hoa như góp phần làm ngày lễ đoàn viên thêm ý nghĩa. Song, khi tết hết, nếu chúng ta không tiếp tục chăm sóc chúng một cách hợp lý, những nhánh hoa sẽ lụi tàn dần, hết sức lãng phí.
Vì vậy, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để tiếp tục duy trì và giúp Lan phát triển hơn nữa bạn nhé.
Cách chăm sóc hoa lan Hồ Điệp sau Tết
Bước 1: Cắt bỏ phần ngồng hoa
Khi nhận thấy hoa đang có xu hướng bị héo đi khoảng ⅔ của cây, cần nhanh chóng dùng kéo cắt bỏ đi phần ngồng hoa. Vị trí cắt tốt nhất để giúp cây không bị sâu bệnh là cắt ngay cách mắt ngủ cuối cùng trên cần hoa khoảng 3cm. Chú ý, khi cắt, bạn cần khéo léo để tránh làm dập lá nhé.
Bước 2: Cắt bỏ lá hư
Đối với những lá bị nấm, cẩn thận dùng kéo cắt bỏ hoàn toàn lá đó. Trong trường hợp lá bị úa vàng, bị thối chưa quá ⅓ lá, chỉ cần dùng dao thật sắc để cắt bỏ phần hỏng đó. Còn phần mắt ngủ còn lại trên cần hoa, dùng bông gòn thấm một chút thuốc Atonik, rồi khéo léo quấn quanh rồi để vòng khoảng một tuần mới mở bông gòn ra.
Bước 3: Cắt bỏ phần rễ hư thối
Đối với phần gốc và rễ của cây lan, ta rút bỏ bầu nhựa, song song với đó là dùng kéo đã được rửa sạch để loại bỏ những rễ bị thối, chỉ giữ lại rễ vẫn còn tươi xanh. Sau đó, tại tất cả các vết mà bạn đã cắt, hãy bôi vào một trong những thứ sau tùy khả năng của bạn: vôi, sơn móng tay, thuốc làm liền da cây, keo 502.
Bước 4: Cố định thân cây
Đặt nguyên bầu cây vào chậu và dùng dây để cố định thân cây, không để cây rung lắc khi nhấc, di chuyển chậu. Đối với phần dớn (thân cây dương xỉ) sau khi đã xử lý loại bỏ nấm được đổ vào xung quanh chậu. Trong quá trình này, cần vỗ nhẹ để dớn cọng trở nên chặt hơn một chút và hở phần gốc ra để dễ quan sát quá trình phát triển của rễ cây.
Bước 6: Đặt cây ở vị trí thuận lợi
Đặt chậu vào một vị trí có nhiệt độ tương đối mát mẻ, lưu ý tránh mưa. Để khô cây trong khoảng 3 ngày, sau đó tưới đẫm toàn bộ chậu 1 lần.
Bước 7: Bón phân, tưới nước cho cây
Tiếp đến, bạn có thể chọn hoặc Atonik hoặc phân bón B1, dùng pha loãng theo tỷ lệ 1/2 thìa cà phê cho 20 lít nước. Dung dịch này sẽ được dùng để phun sương ẩm hàng ngày cho cây. Giai đoạn sau này, cần chú ý quan sát khi rễ non cây bắt đầu lộ ra (thường sau khoảng 1 – 2 tuần), ta bỏ thêm một lớp đất nữa vào trong chậu.
Cho đến khi thấy cây đã dần phát triển ổn định (khoảng sau 1- 2 tháng), thì bạn đã có thể tưới nước, bón phân cho cây bình thường.
Những lưu ý khi chăm sóc hoa lan Hồ Điệp sau Tết
Để chăm sóc tốt cho cây Lan Hồ Điệp sau Tết, ta cần lưu ý những điều sau đây:
Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích để bảo vệ, chăm sóc chậu lan và tạo điều kiện để giúp chúng sinh sôi, phát triển hơn ngay tại nhà. Chỉ bằng những thao tác không quá phức tạp, Đồ Cúng Thiên Phúc tin không gian sinh sống của bạn sẽ luôn được phủ lên vẻ đẹp nhẹ nhàng, tinh tế của loài lan lừng danh này. Chúc bạn thành công!
>> Hoa lan tím: Đặc điểm, ý nghĩa và cách trồng hoa nở đẹp
>> Cây ngũ gia bì trong phong thủy có ý nghĩa gì? Cách trồng và chăm sóc?
>> Những loại cây cảnh phong thủy trong phòng khách vừa đẹp vừa lọc không khí