Rằm tháng 7 nên cúng món gì, chắc hẳn trong chúng ta rất nhiều người đang thắc mắc nên cúng chè gì trong ngày rằm tháng 7. Hôm nay, hãy cùng Đồ Cúng Thiên Phúc tìm hiểu ngay câu hỏi ấy qua bài viết sau nhé.
Vì sao nên cúng xôi chè Rằm tháng 7
Rằm tháng 7 hay còn được gọi là ngày lễ Vu Lan báo hiếu, là một trong những rằm lớn nhất trong năm theo quan điểm của đạo Phật. Trong ngày này, người ta thường bày tỏ lòng thành kính của mình đến người thân đã mất. Xôi chè chính là món lễ cúng không thể thiếu.
Xôi chè giúp bày tỏ về mong muốn một cuộc sống sung túc của người thân ở thế giới bên kia. Hơn nữa, xôi chè được làm từ những nguyên liệu chay nên sẽ giúp người làm lẫn người nhận không phạm phải nghiệp sát sanh trong những ngày quan trọng này.
Cách nấu chè cúng Rằm tháng 7
Chè trôi nước
Nguyên liệu
- 500g bột nếp
- 200g đậu xanh
- Hành tím, gừng
- Vừng rang
- Gia vị: Đường, muối
Cách làm
Bước 1
Ngâm đậu xanh khoảng từ 5-6 tiếng để đậu nở hết, rồi vớt ra rửa lại và để ráo.
Bước 2
Cho 200g đường vào 500ml nước, khuấy đều cho đường tan, sau đó đun sôi. Trong lúc đun sôi nước đường, lấy nhánh gừng cạo sạch vỏ, thái lát rồi cho vào nồi đang đun, 2 phút sau thấy mùi gừng tỏa khắp nồi thì tắt bếp.
Bước 3
Hấp đậu xanh trên bếp cho nhừ. Sau đó, giã đậu xanh đã được hấp chín cho thật nhuyễn.
Thái nhỏ hành tím và phi thơm. Hòa đậu xanh đã nhuyễn vào cùng với nửa chén nước, 1 thìa nhỏ muối, 100g đường. Tiếp đó, đảo đều hỗn hợp lên sao cho đậu xanh dính vào nhau. Sau đó, vo viên đậu xanh lại từng phần nhỏ để làm nhân bánh.
Bước 4
Trộn bột nếp với nước ấm rồi nhào cho đến khi bột không còn dính trên tay. Chia nhỏ bột nếp thành từng phần rồi vo tròn lại. Tiếp theo, cho nhân đậu xanh vào chính giữa bột bánh, nặn thật khéo để làm sao cho nhân không rơi ra ngoài.
Bước 5
Cho nước vào nồi đun sôi rồi cho những viên bánh đã làm vào trong nồi. Sau đó, luộc bánh cho đến khi thấy những viên bánh trôi nổi lên trên mặt nước thì vớt ra, cho vào nước đá lạnh để chúng không dính lại với nhau.
Bước 6
Cho những viên bánh trôi vào nồi nước đường đã đun trước đó, để lửa nhỏ và đun nồi chè trong khoảng 5 phút thì tắt bếp. Múc chè trôi nước ra bát, rắc thêm chút vừng rang lên và thưởng thức.
Thành phẩm
Chè trôi nước với lớp vỏ mềm dai, nhân đậu xanh bùi béo, thơm ngon chắc hẳn sẽ là món lễ dâng lên thần linh và tưởng nhớ đến người thân vô cùng ý nghĩa trong ngày rằm tháng 7. Còn chần chờ gì mà không thử ngay đi nào.
Chè đậu trắng
Nguyên liệu
- 300g đậu trắng
- 150g gạo nếp
- 400ml nước cốt dừa đóng lon
- 30g bột năng
- Gia vị: Đường, muối
Cách làm
Bước 1
Đậu trắng và gạo nếp cho vào nước ngâm từ 4 – 6 tiếng hoặc ngâm qua đêm.
Đậu sau khi ngâm xong thì chắt bỏ nước ngâm, rửa lại 1 lần nữa với nước sạch. Cho đậu và 1 lít nước vào nồi áp suất, đậy nắp nồi và ninh đậu. Kể từ khi nghe tiếng “xì” của nồi thì hạ lửa vừa và ninh 40 phút cho đậu chín mềm. Đậu sau khi ninh chín thì chắt bỏ nước đi.
Bước 2
Cho vào nồi (loại nồi bình thường) phần gạo nếp đã ngâm, 1/2 muỗng cà phê muối, 1 lít nước, bắc nồi lên bếp nấu trên lửa lớn. Khi nước sôi thì hạ lửa vừa, nấu thêm khoảng 5 phút, trong thời gian nấu thi thoảng khuấy đều để tránh gạo bị cháy khét dưới đáy nồi.
Sau 5 phút thì cho đậu trắng đã ninh mềm cùng 200gr đường cát trắng vào, khuấy đều và hạ lửa vừa nấu thêm khoảng 15 phút, lúc này bạn hạ nhỏ lửa.
Để tạo độ sánh cho chè, hòa tan 10gr bột năng với 20ml nước và cho vào nồi chè, vừa cho vừa khuấy đều tay. Nấu thêm khoảng 5 phút thì cân chỉnh độ ngọt cho hợp khẩu vị và tắt bếp.
Bước 3
Cho vào nồi 400ml nước cốt dừa đóng hộp, 20gr đường cát trắng, 1/4 muỗng cà phê muối, 300ml nước lọc.
Đặt nồi lên bếp, dùng phới lồng khuấy trên lửa vừa đến khi hỗn hợp nước cốt dừa sôi và sánh lại thì tắt bếp. Múc chè ra bát và chan thêm nước cốt dừa lên trên ăn kèm.
Thành phẩm
Chè đậu trắng vừa thơm ngọt, vừa béo, khi ăn cảm nhận được vị nước cốt dừa béo ngậy cùng hương nếp đậm đà sẽ là món ăn cực kỳ thích hợp để dâng lên người thân đã mất tỏ lòng thành kính. Món ăn này vô cùng dễ dàng nên bạn hoàn toàn có thể làm tại nhà nhé.
Chè đậu xanh đánh
Nguyên liệu
- 400g đậu xanh không vỏ
- 600ml nước lọc
- 250g đường cát
- 1 nhánh lá dứa 1 nhánh
- 1 muỗng bột năng
- 200ml nước cốt dừa
- 1 muỗng cà phê vani
- 50g đậu phộng rang
- 50g dừa bào sợi
Cách làm
Bước 1
Chuẩn bị 400g đậu xanh không vỏ rửa sạch, cho vào thau nước sạch ngâm nở trong khoảng 2 tiếng thì vớt ra để ráo.
Bước 2
Sau đó, bạn bắc một chiếc nồi lên bếp cùng với 600ml nước lọc, cho hết đậu xanh vào nấu và vớt bọt trong quá trình nấu.
Đun lửa nhỏ trong khoảng 20 phút và đảo đều tay để đậu xanh không dính vào đáy của nồi. Lúc này đậu xanh đã nhuyễn thì bạn cho thêm 200g đường cát, 1 muỗng cà phê vani và tiếp tục khuấy đều, đun thêm trong 10 phút đến khi đậu xanh sánh và sệt lại là được.
Bước 3
Bắc một chiếc chảo lên bếp, bạn cho vào 200ml nước cốt dừa, 50g đường rồi khuấy đều, thêm 1 nhánh lá dứa đun đến khi sôi thì lấy nhánh lá dứa ra.
Bạn cho 1 muỗng bột năng đã được pha loãng với khoảng 50ml nước vào nồi, khuấy đều đến khi nước sôi bùng lần nữa thì tắt bếp
Bước 4
Phần đầu xanh đánh bạn cho ra chén, thêm dừa bào sợi, đậu phộng giã nhuyễn và nước cốt dừa lên trên là đã có thể thưởng thức.
Thành phẩm
Chè đậu xanh đánh cực kì dễ thực hiện chỉ với vài bước đơn giản mà không tốn nhiều công sức. Khi thưởng thức, bạn có thể cho thêm đá vào dầm chung, ăn vào sẽ cảm nhận được hương vị béo ngậy của nước cốt dừa hòa quyện với vị đậu xanh đặc trưng mềm tan và đậu phộng, dừa bào sợi.
Chè khoai lang
Nguyên liệu làm chè khoai lang
- 200g khoai lang tím
- 200g khoai lang vàng
- 340g bột năng
- 150g đường
- 170ml nước cốt dừa
- Vừng rang
- 1 nhánh lá dứa
- Muối
Cách làm chè khoai lang dẻo
Bước 1
Khoai lang mua về bạn rửa sạch, gọt bỏ vỏ. Sau đó ngâm nước muối pha loãng. Sau đó vớt ra và để ráo nước.
Bạn hấp khoai trong khoảng 15 phút để khoai chín mềm. Sau đó, bạn nghiền khoai bằng thìa và thêm 160g bột năng vào mỗi loại khoai và trộn đều. Bạn nhào đều tay đến khi bột kết dính.
Bước 2
Bạn phủ lớp bột áo lên bề mặt phẳng. Cho phần khoai vừa nhồi ra mặt phẳng, tiến hành nhồi sơ khoảng 5 phút sau đó vo dài để thành từng đoạn.
Phủ lưỡi dao một lớp bột và cắt bột thành khúc dài 2cm.
Bước 4
Đun nước sôi rồi bạn cho khoai vào luộc đến khi khoai nổi lên trên bề mặt thì vớt ra, ngâm trong bát nước đá ngâm2 phút, sau đó vớt ra và để ráo.
Bước 5
Cho vào nồi 170ml nước cốt dừa cùng 1 lít nước, thêm 150g đường và khuấy đều, đợi hỗn hợp sôi.
Tiếp theo, bạn cho vào nồi 20g bột năng với một ít nước, cho từ từ và khuấy đều để tạo độ sánh.
Sau khi nồi nước cốt dừa sôi, bạn cho phần khoai lang dẻo vào nồi. Kế tiếp bạn thêm 1 nhánh lá dứa vào đun lửa nhỏ 10 phút.
Thành phẩm
Món chè khoai dẻo đã hoàn thành, món ăn nóng hổi thơm lừng. Còn chần chờ gì nữa mà không vào bếp làm ngay nào!
Cách nấu xôi cúng Rằm tháng 7
Cách nấu xôi tam sắc
Nguyên liệu
- 250g nếp
- 125g gấc
- 2 muỗng cà phê rượu trắng
- 200g đậu xanh
- Nước cốt dừa
- Gia vị: Đường
Cách làm
Bước 1
250gr gạo nếp vo sạch, ngâm ít nhất 2 tiếng hoặc qua đêm rồi chắt hết nước. Chia gạo nếp ra làm 2 tô khác nhau. Thịt gấc bạn cho vào tô, hòa 125gr thịt gấc với 2 muỗng cà phê rượu, mang bao tay vào nhồi và chà xát cho thịt gấc được tách rời khỏi hạt, bỏ bớt hạt gấc và chừa lại ít để trang trí. Cho phần gạo nếp thứ 1 vào trộn đều với phần thịt gấc.
Bước 2
Cho phần gạo nếp thứ 2 vào ngâm với nước cốt lá dứa từ 3- 4 tiếng, chắt bỏ nước rồi đem hấp riêng từng phần. Đặt dụng cụ hấp vào nồi và trải giấy nến hoặc lá chuối cho nếp không bị đổ xuống, khi hấp bạn nhớ chừa 1 lỗ ở giữa cho hơi nước xông đều.
Bước 3
Đậu xanh không vỏ ngâm nở trong 2 tiếng, chắt bỏ nước rồi đem hấp chín, nghiền nhuyễn với đường. Ta đã có xôi lá dứa cho màu xanh, xôi gấc cho màu cam và phần đậu xanh nghiền màu vàng cho phần giữa. Múc lần lượt xôi gấc, đậu xanh, xôi lá dứa vào, ép khuôn tạo thành 3 lớp 3 màu.
Thành phẩm
Món xôi tam sắc vô cùng độc đáo, nổi bật vừa dẻo vừa thơm, khi ăn có thể cảm nhận được vị ngọt béo của nước cốt dừa, hương thơm của nếp, gấc và đậu xanh. Đây là món xôi mà bạn không nên bỏ qua như một tấm lòng dâng đấng thần linh.
Cách nấu xôi ngũ sắc
Nguyên liệu
- 1kg gạo nếp
- 200ml nước cốt dừa
- 2 muỗng canh nước cốt lá dứa
- 2 muỗng nước cốt dành dành
- 2 muỗng canh nước cốt lá cẩm
- 2 muỗng canh cơm gấc
- Rượu trắng
- Muối mè
- Gia vị: Đường, muối
Cách làm
Bước 1
Vo sạch gạo nếp 2 – 3 lần nước, rồi ngâm trong 6 tiếng hoặc qua đêm cho gạo nếp nở ra, tiếp đó vớt gạo ra để ráo.
Bước 2
Để nếp lên màu đẹp, bạn lấy cơm gấc trộn đều với 1 muỗng canh rượu trắng. Chia phần gạo nếp đã ngâm làm 5 phần bằng nhau. Cho lần lượt mỗi phần ngâm riêng với 2 muỗng canh nước cốt lá cẩm, 2 muỗng canh nước cốt lá dứa, 2 muỗng canh nước cốt dành dành, 2 muỗng canh cơm gấc. Còn 1 phần ngâm với nước lạnh để thu màu tự nhiên của nếp, ngâm trong khoảng 2 giờ.
Bước 3
Bạn cho vào tô 200ml nước cốt dừa, 3 muỗng canh đường, 1/2 muỗng cà phê muối, trộn đều. Sau khi ngâm, cho gạo nếp vào xửng hấp, chia ranh giới giữa các màu bằng giấy nến.
Bắc nồi lên bếp mở lửa vừa, thêm 1 lít nước nấu sôi, cho xửng hấp lên, đậy nắp và hấp 30 – 40 phút, cứ sau mỗi 10 phút bạn mở nắp, dùng khăn khô lau hơi nước trên nắp. Tiếp đó bạn mở nắp chan đều hỗn hợp nước cốt dừa lên mặt xôi, xới đều lên, hấp thêm 1 – 2 phút nữa là được.
Thành phẩm
Xôi ngũ sắc với vẻ bề ngoài vô cùng bắt mắt, có đủ màu sắc trông vô cùng thích mắt. Khi ăn sẽ cảm nhận được vị béo của nước cốt dừa cùng hương nếp dẻo thơm.
Cách nấu xôi đậu đen
Nguyên liệu
- 300g gạo nếp
- 100g đậu đen
- 150g dừa nạo
- Gia vị: Đường, muối
Cách làm
Bước 1
Đậu đen và gạo nếp đem vo sạch, sau đó cho vào một chút muối ở mỗi chén, đem ngâm qua đêm hoặc ngâm trong 8 tiếng.
Bước 2
Cho 50ml nước vào 150rg dừa nạo, đem vắt lấy nước cốt nhất. Sau đó tiếp tục cho 150 nước vào hỗn hợp trên, đem vắt lấy nước cốt dão. Ta thu được 60ml nước cốt nhất và 180ml nước cốt dão. Cho 30gr đường vào nước cốt nhất và khuấy đều cho tan đường.
Bước 3
Đậu đem rửa sạch, cho vào nồi cơm điện cùng nửa lít nước, cho vào nồi cơm điện và nấu chín.
Đem gạo nếp đi rửa sạch, sau đó cho nửa muỗng cà phê muối và trộn nhẹ tay, sau đó cho vào nồi cơm điện đã có đậu ở dưới đáy, cho nước cốt dão vào, trải đều và dùng muỗng nhấn để nước thấm vào lớp đậu ở dưới, đem đi nấu trong 10 phút. Sau đó dùng đũa xới đều, rưới từ từ nước cốt nhất pha đường vào. Tiếp tục bấm nút “Cook” đến khi xôi chín thì gắp ra thưởng thức.
Thành phẩm
Xôi đậu đen vô cùng thơm béo, khi kết hợp với muối mè và đậu phộng rang thì sẽ vô cùng tuyệt vời. Đây không chỉ là lòng thành mà còn thể hiện sự quan tâm của bạn dành cho gia đình nữa đấy.
Lưu ý khi nấu xôi chè cúng Rằm tháng 7
Khi nấu xôi chè cúng rằm tháng 7, có ba điều chúng ta nên lưu ý:
- Ứng với mỗi lễ cúng rằm sẽ có một số lượng chè khác nhau. Vì thế, bạn nên cân nhắc kỹ số lượng trước khi quyết định đặt hay nấu chè cúng rằm.
- Cần ước tính thời gian cúng là khi nào từ đó đặt hoặc nấu đúng thời điểm, không bị trễ cũng như bị hư.
- Hình thức trình bày cũng cần được lưu tâm, không nên tạo hình không phù hợp. Đồ đựng không sạch sẽ, sắp xếp lộn xộn cũng là điều kiêng kị.
Đồ Cúng Thiên Phúc