Tết Đông Chí hay tiết Đông Chí là một nét đẹp văn hóa truyền thống từ ngàn đời nay của người Hoa trên khắp thế giới. Tết Đông Chí là thời điểm tổ chức các nghi lễ quan trọng trong văn hóa Trung Hoa. Bạn đã biết phong tục tập quán thú vị này chưa? Cùng Đồ Cúng Thiên Phúc tìm hiểu kỹ càng phong tục ngày Đông Chí của người Hoa trong bài viết này nha!
Tìm hiểu về Tết Đông Chí
Tết Đông Chí là gì?
Nếu một năm ngày nay được chia làm 4 mùa với 12 tháng, thì Trung Quốc cổ đại lại chia thành 24 tiết khí, mỗi tiết khí kéo dài 15 ngày là dấu mốc của giao mùa và thay đổi khí hậu. Mùa đông có 5 tiết khí là: Tiểu tuyết, Đại tuyết, Đông chí, Tiểu hàn và Đại hàn thể hiện cho thời tiết khác nhau trong mùa đông.
Từ “Đông Chí” có thể hiểu là cực điểm, đỉnh điểm của mùa đông. Nhưng đỉnh điểm không phải nói về độ lạnh của mùa đông mà là chỉ chị trí Trái Đất quay quanh Mặt Trời. Trong ngày Đông Chí ở Bắc bán cầu có hiện tượng ngày ngắn đêm dài, và ngược lại Nam bán cầu có ngày dài đêm ngắn.
Nguồn gốc Tết Đông Chí của người Hoa
Tết Đông Chí là thời điểm tổ chức các nghi lễ quan trọng trong văn hóa Trung Hoa. Từ xưa, triều đại Thương, Chu rồi đến triều Tần, triều đình đã coi Tết Đông Chí là ngày quốc lễ.
Đến triều Hán (năm 206 TCN – SCN 220) Đông Chí thịnh hành tập tục “bái đông” hay quà chúc mừng cho nhau. Các vua quan thưởng thức ca vũ trong vòng 5 ngày, còn dân thường cũng chung vui bằng cách diễn tấu các loại dụng cụ.
Từ triều Đường và triều Tống, Tết Đông Chí trở thành ngày thờ cúng tổ tiên, triều đình sẽ tổ chức lễ lớn để tỏ lòng thành kính với Thiên thượng.
Cho đến ngày nay, Tết Đông Chí trở thành ngày lễ đoàn viên của người Hoa trên khắp thế giới.
Ý nghĩa Tết Đông Chí đối với người Hoa
Tết Đông Chí trở thành phong tục tập quán, mang ý nghĩ vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong nền văn hóa Trung Hoa. Với người Hoa, nó mang ý nghĩa chào đón năm mới, tạm biệt năm cũ. Tết sum vầy, đây là cơ hội cho những người con xa xứ đoàn viên cùng gia đình. Vậy nên dù ở bất cứ đâu người Hoa cũng tổ chức Tết Đông Chí long trọng nhất với các món ngon để cùng nhau sum vầy, không làm mất đi nét đẹp văn hóa này.
Phong tục ngày Tết Đông Chí của người Hoa
Ngày Tết Đông Chí ăn gì?
Chè trôi nước
Cũng như Tết Nguyên Đán của người Việt ta lấy bánh Chưng, bánh Dày là món đặc trưng , thì ngày tết Đông Chí sẽ lấy món chè trôi nước là món ăn đặc trưng. Trong sự tích chè trôi nước có hình ảnh người con gái hiếu thảo, sự tích còn mang ý nghĩa đoàn viên.
Rượu Đông Chí
Rượu Đông Chí được người dân dùng trong cúng tế gia tiên, người đã khuất trong các ngày lễ và được lấy từ rượu Thiệu Hưng. Cho đến ngày nay, rượu uống để làm ấm cơ thể trong bữa cơm họp mặt. Rượu đông Chí có vị ngọt, mùi thơm nhưng hơi nồng và xuất hiện vào khoảng 2500 năm trước.
Sủi cảo
Từ thời nhà Hán ăn sủi cảo đã trở thành truyền thống, nhưng lại được ít người biết đến. Miếng sủi cảo có hình bao tiền vàng, có ý nghĩa mang lại tài lộc và may mắn. Món ăn có tính nhiệt làm ấm cơ thể và bồi bổ rất tốt.
Các hoạt động ngày Tết Đông Chí của người Hoa
Cùng làm chè trôi nước
Trong buổi sum họp của gia đình, cùng làm chè trôi nước được xem như một hoạt động quan trọng. Các thành viên cùng nhào nặn, tự tay làm từng chiếc sủi cảo rồi cùng nhau thưởng thức thành quả. Đây là hoạt động đặc trưng ngày Tết Đông Chí thể hiện sự đoàn kết, đoàn viên, vậy nên Tết Đông Chí còn gọi là Tết Đoàn Viên.
Họa và treo tranh hình cây đào sau ngày Đông Chí
Để đánh dấu ngày Đông Chí đi qua, người Hoa thường họa một bức tranh hình cây đào với chín bông rồi treo lên tường trong nhà. Phong tục này gọi là “họa cửu”, còn bức tranh treo gọi là “Mai hoa tiêu hàn đồ”.
Chọn mua bột làm bánh chất lượng, giá tốt tại Đồ Cúng Thiên Phúc để làm bánh trôi nước nhé:
Đồ Cúng Thiên Phúc