Vì sao ông Công ông Táo chỉ cưỡi cá chép chầu trời?

Vì sao ông Công ông Táo chỉ cưỡi cá chép chầu trời?

Hình tượng ông Công ông Táo cưỡi cá chép về trời vào ngày 23 tháng Chạp mỗi năm có lẽ đã không còn xa lạ trong tiềm thức của người Việt. Qua bài viết dưới đây, bạn sẽ giải đáp được vì sao cá chép lại trở thành phương tiện đưa ông Táo về trời vào mỗi dịp cuối năm.

Ông Công ông Táo cưỡi cá chép chầu trời

Vì sao ông Công ông Táo chỉ cưỡi cá chép chầu trời?Ông Công ông Táo cưỡi cá chép chầu trời

Vào ngày 23 tháng Chạp hằng năm, mỗi gia đình lại chuẩn bị đưa ông Táo về trời. Đêm Giao thừa, Táo Quân mới trở lại trần gian và tiếp tục công việc coi sóc bếp lửa.

Theo niềm tin của người Việt Nam, trong ngày này, Táo Quân sẽ về trời bẩm báo với Ngọc Hoàng về những việc đã xảy ra của gia đình trong năm cũ.

Một trong những lễ vật không thể thiếu trong ngày lễ cúng ông Công ông Táo chính cá chép. Bởi theo dân gian, ông Táo sẽ cưỡi cá chép bay về Thiên đình để báo cáo.

>> Hướng dẫn nghi thức lễ cúng, ngày giờ và cách cúng Ông Công Ông Táo đẩy đủ nhất 2022

Vì sao Ông Công ông Táo chỉ cưỡi cá chép chầu trời?

Trong dân gian, người ta vẫn thường truyền nhau câu chuyện “Cá chép vượt vũ môn để hóa rồng”. Theo đó, một năm nọ, vì khí hậu quá khô hạn, Trời đã mở một cuộc thi để tìm một con vật dưới nước có thể lên làm rồng. Cuộc thi có 3 vòng với 3 đợt sóng dữ dội, và bất kỳ con vật nào vượt qua sẽ biến thành rồng.

Vì sao ông Công ông Táo chỉ cưỡi cá chép chầu trời?

Trong số những loài vật tham gia, cá chép đã chiến thắng bằng sự quyết tâm và không nản lòng. Dù sóng có mạnh, gió có dữ dội đến thế nào đi nữa, cá chép vẫn nỗ lực, kiên trì vượt qua và đi thẳng đến cửa vũ môn. Từ đó, cá chép biến thành rồng và bay lên trời, phun mưa cho tất cả mọi người và khôi phục lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Vì sao ông Công ông Táo chỉ cưỡi cá chép chầu trời?

Theo Giáo sư Kiều Thu Hoạch – Nghiên cứu viên cao cấp của Viện nghiên cứu văn hóa dân gian, sở dĩ có quan niệm này là bởi “Trong tiềm thức dân gian người Việt xưa, cá chép có thể hóa rồng và bay lên được. Vì vậy, người Việt đã việt hóa phong tục cúng ông Công ông Táochọn cá chép làm phương tiện để táo bay lên trời”.

Nói về vấn đề này, Giáo sư Trần Lâm Biền cũng chia sẻ thêm, trong âm dương, cá chép tượng trưng cho tính âm, đồng nhất với mặt trăng, vì vậy được cho là có thể bay lên trời được.

Vì sao ông Công ông Táo chỉ cưỡi cá chép chầu trời?

Ngoài ta, cá chép cũng được xem là con vật tượng trưng cho sức khỏe và sự an lành, mang lại sung túc, tài lộc và may mắn. Hơn nữa, cá chép cũng là một con vật của Thiên đình vì đã trở thành rồng. Do đó, cá chép trở thành một loài động vật linh thiêng và được sùng bái không kém gì rồng.

Vì sao ông Công ông Táo chỉ cưỡi cá chép chầu trời?

Vì lẽ đó, cá chép được xem như phương tiện đi lại duy nhất để ông Công ông Táo về trời và không thể thay thế bằng bất kỳ con vật nào khác.

Vào ngày Lễ Tết, phong tục cúng ông Công ông Táo là truyền thống bao đời nay, với mong muốn ông Táo về trời báo cáo những điều tốt đẹp của gia chủ trong năm qua, cần phải chuẩn bị đầy đủ mâm cúng: Thịt heo luộc, gà luộc hoặc quay, đĩa rau xào, hành muối, xôi gấc, giò heo, canh mọc, cá chép nướng, trái cây tươi, trà, rượu, cau trầu,…, cá chép, văn khấn ông Công ông Táo.

Trên đây là những lý giải về việc vì sao ông Công, ông Táo chỉ cưỡi cá chép về trời vào ngày 23 tháng Chạp. Nhưng dù có vì nguyên do nào đi nữa, hình tượng ông Táo cưỡi cá chép về trời vẫn là một hình tượng đẹp và quen thuộc trong tâm thức người Việt vào dịp Tết Nguyên đán hằng năm.

Có thể bạn quan tâm:

>> Cúng ông Công, ông Táo năm 2021 ngày mấy?

>> Vì sao người ta lại mua cá lóc nướng vào ngày cúng ông Táo?

>> Kiêng kỵ cần tránh khi cúng ông Công ông Táo

5/5 378 đánh giá