Cây thài lài tía: Đặc điểm, ý nghĩa và cách chăm sóc

Cây thài lài tía: Đặc điểm, ý nghĩa và cách chăm sóc

Cây thài lài tía có màu tím đẹp mắt, nên được nhiều người trồng trong sân vườn nhà. Bên cạnh giúp làm trang trí, loài cây này còn giúp lọc sạch không khí và mang đến nhiều ý nghĩa tốt cho gia đình.

Cùng Đồ Cúng Thiên Phúc tìm hiểu chi tiết về cây thài lài tía, cũng như cách chăm sóc, ý nghĩa qua bài viết sau nhé!

Cây thài lài tía là gì?

Cây thài lài tía hay còn được nhiều người gọi với tên khác là cây thài lài cảnh, thài lài chậu treo, cỏ chân vịt lá đốm, lan điếu trúc, tên khoa học là Tradescantia zebrina. Đây là một loại cây thuộc dòng cỏ thủy trúc, thuộc họ cỏ chân vịt, có nguồn gốc từ vùng Trung Nam châu Mỹ, Mexico.

Cây thài lài tía: Đặc điểm, ý nghĩa và cách chăm sócCây thài lài tía có tên khoa học là Tradescantia zebrina

Đặc điểm của cây thài lài tía

Cây thài lài tía có phần lá và thân mọng nước, thường bò lan ra nhiều nơi nếu được trồng trên mặt đất và nếu sinh trưởng tốt thì cây sẽ cao từ 15-25cm trở lên.

Lá cây thài lài tía dài và nhọn phần đầu, mặt dưới lá màu tím, còn mặt trên thì có màu đỏ tím đậm, đôi khi là màu lam ngọc xám. Trong khi đó, cuống lá của cây bao quanh thân và có màu hồng nhạt.

Cây thường nở hoa vào buổi sáng, thời tiết mát mẻ, khi mà sương chưa tan, hoa nở sẽ có màu hồng nhạt, với 3 cánh tràng mọc ở lá bắc và uốn cong ở đỉnh của thân cây.

Cây thài lài tía: Đặc điểm, ý nghĩa và cách chăm sócCây thài lài tía có phần lá và thân mọng nước

Công dụng của cây thài lài tía

Cây thài lái tía được các gia đình dùng để trồng trang trí trong vườn, cảnh quan, bên cạnh đó cũng được một số người trồng trong chậu đặt phòng khách, phòng làm việc, ban công,…

Nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, cây thài lài tía giúp cải thiện chất lượng không khí nhờ quá trình phytoremediation, giúp lọc các chất hữu có dễ bay hơi, chất ô nhiễm, chất kích thích có hại cho hệ hô hấp.

Cây thài lài tía: Đặc điểm, ý nghĩa và cách chăm sócCây thài lài tía giúp lọc các chất hữu có dễ bay hơi, chất ô nhiễm, chất kích thích có hại

Trong Đông y, cây thài lài tía có tính hàn, vị ngọt, nhưng hơi độc, thường được nhiều người dùng làm thuốc chữa bệnh kiết lỵ, tiểu buốt, táo bón, giảm ho, đau mắt đỏ, trị bỏng lửa, mụn nhọt,…

Bạn có thể phơi khô rồi dùng 30-40g cây khô để sắc uống hay dùng cây tươi giã ra và đắp lên vết thương nhằm giảm tụ máu, mụn nhọt, ghẻ lở.

Ý nghĩa của cây thài lài tía

Cây thài lái tía dễ trồng và dễ sống với màu tím thủy chung đẹp mắt nên tượng trưng cho sự nhẹ nhàng, hạnh phúc và bền vững trong tình yêu.

Ngoài ra, trong phong thủy, khi trồng loại cây này trong nhà còn góp phần xua đuổi tà khí, tiêu tan bệnh tật, bảo vệ sức khỏe cho gia đình bạn.

Cây thài lài tía: Đặc điểm, ý nghĩa và cách chăm sócCây thài lài tía tượng trưng cho sự nhẹ nhàng, hạnh phúc và bền vững trong tình yêu

Cách trồng và cách chăm sóc cây

Cách trồng cây thài lài tía

Bạn có thể trồng cây thài lài tía bằng cách gieo hạt hay tách nhánh đều được. Khi trồng bằng cách tách nhánh, bạn nên chọn cây khỏe mạnh và cắm vào đất ẩm là cây sẽ mọc rễ sống được.

Nhiệt độ để cây ra rễ tốt nhất là khoảng 25 độ C, trên 25 độ C thì vết cắt sẽ dễ bị thối, còn dưới 18 độ C thì rễ sẽ ra chậm hơn thông thường.

Cây thài lài tía: Đặc điểm, ý nghĩa và cách chăm sócBạn có thể trồng cây thài lài tía bằng cách gieo hạt hay tách nhánh

Cách chăm sóc cây thài lài tía

  • Về nước tưới: Cây thài lài tía ưa ẩm nhưng vẫn chịu được khô hạn, tuy nhiên nếu bạn muốn cây tươi tốt thì cần tưới nước thường xuyên vào mỗi sáng sớm một chút là được.
  • Về ánh sáng: Cây sẽ phát triển tốt nhất ở nơi có nhiều ánh nắng mặt trời nhưng nếu đặt ở nơi có bóng thì cây vẫn có thể sống tốt.
  • Về đất trồng: Bạn nên trồng cây ở trong đất cát hay đất đá san hô sẽ thích hợp nhất. Nếu được, bạn có thể dùng đất thịt thêm xơ dừa, phân hữu cơ sẽ cho cây sinh trưởng tốt hơn.

Cây thài lài tía: Đặc điểm, ý nghĩa và cách chăm sócCách chăm sóc cây thài lài tía

  • Về nhiệt độ: Cây sinh trưởng tốt ở nhiệt độ từ 18-25 độ C.
  • Về độ ẩm: Độ ẩm trung bình của cây nằm ở mức cao từ 65%-80%.
  • Về phân bón: Bạn nên bón phân cho cây 1 lần/tháng. Khi bón phân cần pha phân với nước rồi tưới sẽ giúp cây dễ hấp thụ chất dinh dưỡng.
  • Về sâu bệnh: Cây thường gặp các loại sâu ăn lá và kiến, vì vậy bạn nên thường xuyên dọn cỏ xung quanh cũng như phun thuốc, bắt sâu cho cây.
  • Về việc cắt tỉa: Khi cây phát triển đến một mức độ nhất định, nếu quá dày thì bạn nên tỉa bỏ những nhánh già, sâu bệnh để không gian thoáng hơn, cây sẽ phát triển tốt.

Chọn mua khẩu trang tại Đồ Cúng Thiên Phúc để bảo vệ bản thân trong mùa dịch bệnh:

Đồ Cúng Thiên Phúc

5/5 378 đánh giá